Giáo dục

Truyền thông đa phương tiện - Ngành học “hút” gen Z tại Học viện Phụ nữ Việt Nam

22/05/2025 21:34

Trong làn sóng chuyển đổi số mạnh mẽ, Truyền thông đa phương tiện ngày càng khẳng định vị thế là một trong những ngành học “thời thượng” bậc nhất, thu hút sự quan tâm mạnh mẽ của thế hệ gen Z – những người trẻ năng động, sáng tạo, nhạy bén với công nghệ và luôn sẵn sàng bắt nhịp với xu hướng mới. Tại Học viện Phụ nữ Việt Nam, đây không chỉ là ngành học có sức hút lớn mà còn là một trong những ngành dẫn đầu về chỉ tiêu tuyển sinh cũng như mức điểm trúng tuyển trong những năm gần đây. Hơn cả một lựa chọn học tập, Truyền thông đa phương tiện còn là một hành trình khám phá đam mê, đánh thức tiềm năng cá nhân và mở rộng cánh cửa nghề nghiệp trong kỷ nguyên số.

sgsygdy.jpg

Nhằm đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng đa dạng của sinh viên cũng như bắt kịp xu hướng phát triển của công nghệ số hóa, chương trình đào tạo ngành Truyền thông đa phương tiện tại Học viện được thiết kế theo hướng thực tiễn, gắn liền với nhu cầu thị trường. Sinh viên được học chuyên sâu một chuyên ngành phù hợp với định hướng bản thân trong ba chuyên ngành: Thiết kế đa phương tiện; Báo chí đa phương tiện và Truyền thông doanh nghiệp. Việc đào tạo chuyên ngành chuyên sâu giúp sinh viên chủ động xây dựng lộ trình học tập, phát huy tối đa năng lực cá nhân, đồng thời trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng để thích ứng linh hoạt với thị trường lao động sau khi tốt nghiệp.

Với nền tảng kiến thức vững chắc và kỹ năng thực hành đa dạng, sinh viên ngành Truyền thông đa phương tiện không chỉ được truyền cảm hứng sáng tạo mà còn được tạo điều kiện để hiện thức hóa ý tưởng ngay trong quá trình học tập. Và điều đặc biệt là hành trình ấy không chỉ diễn ra trong khuôn khổ giảng đường.

Từ giảng đường đến trải nghiệm thực tế

Không chỉ dừng lại ở những bài giảng lý thuyết trên lớp, ngành Truyền thông đa phương tiện tại Học viện được thiết kế theo định hướng thực tiễn cao, giúp sinh viên sớm tiếp cận với môi trường làm việc chuyên nghiệp ngay từ những học kỳ đầu tiên. Ngay trong năm học đầu tiên, sinh viên đã được tham gia các chuyến đi thực tế tới các cơ quan báo chí, đài truyền hình, công ty truyền thông – nơi kiến thức trên giảng đường được “kích hoạt” và “chuyển hóa” thành kỹ năng nghề nghiệp cụ thể.

12.jpg
13.jpg

Chương trình đào tạo chú trọng sự kết hợp giữa học thuật và ứng dụng, với các học phần mang tính thực hành cao như: Nhiếp ảnh; Kỹ thuật ghi hình; Biên tập audio và video; Kỹ năng khai thác thông tin; Tổ chức sự kiện; Quản lý dự án đa phương tiện; Văn hóa doanh nghiệp và truyền thông nội bộ; Thiết kế đồ họa game; Dựng hình 2D, 3D,…Qua đó, sinh viên không chỉ năm vững kiesn thức nền tảng mà còn được rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp một cách bài bản và liên tục

Đặc biệt, các chuyến đi thực tế đến các cơ quan báo chí, truyền thông lớn như Báo Phụ nữ Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV), Báo Pháp luật, các công ty truyền thông số,…không chỉ mang lại trải nghiệm học tập sinh động, thú vị mà còn giúp sinh viên hiểu rõ hơn về môi trường làm việc thực tế, tiếp cận quy trình sản xuất chuyên nghiệp và mở rộng mối quan hệ. Không ít sinh viên sau những chuyến đi thực tế đã tìm được định hướng rõ ràng cho bản thân, thậm chí có cơ hội thực tập và cộng tác sớm với các đơn vị truyền thông. Đây chính là lợi thế giúp sinh viên tự tin bước vào thị trường lao động đầy cạnh tranh.

15.jpg
16(1).png

Những trải nghiệm thực tế ấy chính là bước đệm để sinh viên phát triển tư duy sáng tạo, làm chủ công nghệ và từng bước định hình vai trò của mình trong thế giới truyền thông hiện đại.

Ngành học dành cho người trẻ yêu sáng tạo và kể chuyện bằng công nghệ

17.jpg

Không chỉ đơn thuần là học cách “làm truyền thông”, sinh viên ngành Truyền thông đa phương tiện được trang bị tư duy thiết kế, khả năng sáng tạo nội dung trên nhiều nền tảng khác nhau, đồng thời rèn luyện khả năng kể chuyện bằng hình ảnh, âm thanh, đồ họa, video. Từ việc xây dựng kịch bản quảng cáo, tạo ra những câu chuyện chạm đến cảm xúc người xem, đến thiết kế những ấn phẩm truyền thông ấn tượng hay những bộ phim hoạt hình 2D, 3D đầy tính nhân văn và mang đậm những dấu ấn cá nhân. Không giống như các thế hệ trước, gen Z sinh ra và lớn lên trong thời đại số, họ có khả năng tiếp cận và sử dụng công nhệ một cách linh hoạt, sáng tạo. Chính vì thế, đây được ví như “mảnh đất màu mỡ” để thể hiện bản thân, nuôi dưỡng đam mê và phát triển năng lực toàn diện.

Tại Học viện Phụ nữ Việt Nam, sinh viên ngành Truyền thông đa phương tiện được học trong một môi trường giàu tính ứng dụng, chương trình đào tạo luôn được xây dựng và cập nhật liên tục phù hợp với xu hướng thị trường. Bên cạnh những lý thuyết nền tảng về truyền thông, báo chí, thiết kế đồ họa…sinh viên còn được trang bị kỹ năng nghề nghiệp thiết yếu như sản xuất sản phẩm truyền thông, quay phim, tổ chức sự kiện, lập kế hoạch dự án, nhiếp ảnh, biên tập tác phẩm báo chí đa phương tiện, kỹ năng viết báo, thiết kế đồ họa,…và nhiều kỹ năng mềm khác.

Đa dạng phương thức tuyển sinh năm 2025 – Mở rộng cơ hội tiếp cận ngành học hiện đại

Năm 2025 đánh dấu một bước tiến quan trọng của ngành Truyền thông đa phương tiện tại Học viện Phụ nữ Việt Nam khi chính thức được trao giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục vào ngày 22/4 bởi Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục Thăng Long. Đây là một trong ba chương trình đào tạo trình độ đại học của Học viện được công nhận trong đợt kiểm định này, bên cạnh ngành Giới và phát triển; Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành.

18.jpg
19.jpg

Việc đạt chuẩn kiểm định không chỉ là minh chứng cho chất lượng đào tạo bài bản, nghiêm túc mà còn khẳng định vị thế ngày càng vững chắc của ngành trong hệ thống giáo dục đại học hiện nay. Đồng thời, đây cũng là cam kết mạnh mẽ của Học viện trong việc xây dựng môi trường học tập hiện đại, gắn với thực tiễn và hội nhập quốc tế - nơi sinh viên được phát triển toàn diện cả về kiến thức, kỹ năng và tư duy sáng tạo.

Tiếp nối thành tựu đó, năm nay, Học viện tiếp tục duy trì 200 chỉ tiêu tuyển sinh cho ngành Truyền thông đa phương tiện. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho thí sinh trên cả nước, Học viện triển khai nhiều phương thức xét tuyển lnh hoạt, bao gồm: Xét tuyển thẳng; Xét kết quả thi tốt nghiệp THPT; Xét kết quả học tập cấp THPT (học bạ); Sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức; Sử dụng phương thức khác (đối với xét tuyển dự bị đại học). Bên cạnh đó, tổ hợp xét tuyển cũng đa dạng như: A00 (Toán, Lý, Hóa); A01 (Toán, Lý, Anh); C00 (Văn, Sử, Địa); D01 (Văn, Toán, Anh). Việc mở rộng các tổ hợp này giúp thí sinh dễ dàng tận dụng thế mạnh của bản thân trong quá trình xét tuyển.

Thực hiện theo Quy chế tuyển sinh năm 2025, Học viện Phụ nữ Việt Nam không chỉ chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo mà còn khẳng định vai trò tiên phong trong việc tạo dựng môi trường giáo dục công bằng, mở rộng cơ hội tiếp cận tri thức cho mọi đối tượng thí sinh trên khắp cả nước.

Trong dòng chảy không ngừng của công nghệ và truyền thông số, Truyền thông đa phương tiện không chỉ là một ngành học hấp dẫn mà còn là cánh cửa dẫn lối cho những người trẻ đam mê sáng tạo, yêu thích công nghệ và mong muốn tạo dấu ấn riêng trong xã hội hiện đại. Với chương trình đào tạo được kiểm định chất lượng, môi trường học tập năng động và cơ hội nghề nghiệp rộng mở, Học viện Phụ nữ Việt Nam đang trở thành điểm đến lý tưởng cho thế hệ Gen Z trên hành trình chinh phục tương lai.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Truyền thông đa phương tiện - Ngành học “hút” gen Z tại Học viện Phụ nữ Việt Nam