"Thấy dược sĩ tên Tống Đức nói sữa mẹ không đủ D3, cần bổ sung ngay Omega thực vật cho trẻ tử 1 ngày tuổi, mà Omega thực vật chỉ có duy nhất ở Fitobimbi Omega Junior, nên tôi đã bảo chồng chiều nay đi làm về phải mua bằng được lọ này để bổ sung cho con.
Mình dại quá, không biết là sữa mẹ không đủ D3 và phải bổ sung cho con ngay Omega thực vật ngay từ khi con mới sinh ra, bây giờ bổ sung không biết có kịp không, chỉ sợ sau này con lớn thiệt thòi và kém thông minh hơn các bạn…." chị H hoang mang, lo lắng.
Quảng cáo sai sự thật ?
Trong quảng cáo của Fitobimbi và trên trang website Fitobimbi đều khẳng định, sản phẩm Fitobimbi Omega Junior là sản phẩm duy nhất trên thị trường có chứa Omega thực vật, đây là sản phẩm giúp cho trẻ phát triển trí não và thị giác ngay từ nhỏ, thông minh, nhanh nhẹn, ghi nhớ tốt, mắt sáng, tinh anh…
Sử dụng truyền thông để so sánh sản phẩm Fitobimbi Omega Junior hay hơn, tốt hơn những sản phẩm Omega khác, và khẳng định trên website về Fitobimbi Omega Junior là sản phẩm duy nhất trên thị trường có chứa Omega thực vật, hoạt động truyền thông, quảng cáo này đã vi phạm Điều 8 Luật quảng cáo 2012, sửa đổi bổ sung 2018.
Tại Hội thảo "Phát triển bền vững thị trường thực phẩm chức năng" ngày 20/12/2022, PGS. TS Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết, nhiều đơn vị sản xuất kinh doanh thực phẩm chức năng/thực phẩm bảo vệ sức khỏe (TPCN) không đúng chức năng, quảng cáo sai sự thật, quảng cáo TPCN như thuốc chữa bệnh để đánh lừa người tiêu dùng… Đây là thực trạng gây ảnh hưởng đến thị trường TPCN tại Việt Nam.
“Luật An toàn thực phẩm quy định, các đơn vị sản xuất kinh doanh chỉ được quảng cáo TPCN những nội dung đã được đăng ký, thẩm định và cơ quan chuyên môn cho phép. Thực tế, nhiều đơn vị còn lợi dụng hình ảnh các y bác sĩ, người nổi tiếng, diễn viên để quảng cáo TPCN là vi phạm pháp luật cần được xử lý”, PGS. TS Nguyễn Thanh Phong nêu rõ.
Được biết Fitobimbi Omega Junior là thực phẩm bảo vệ sức khỏe đã được công ty Delap tự công bố sản phẩm ngày 21/01/2020 theo giấy tiếp nhận công bố số 643/2020/ĐKSP của Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế).
Việc xuất hiện nhiều video truyền thông quảng cáo các sản phẩm của nhãn hàng Fitobimbi, sử dụng nhiều hình ảnh bác sĩ, dược sĩ, chuyên gia y tế để tiếp thị sản phẩm có tác dụng như "thần dược", nhằm mục đích lôi kéo công chúng, tối đa hóa hoạt động bán sản phẩm, và gây hoang mang lo lắng cho sản phụ nuôi con bằng sữa mẹ, đi ngược lại với chủ trương của Bộ Y tế cùng với Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) về nuôi con bằng sữa mẹ.
Đây là hành động cần được cả xã hội lên ánh mạnh mẽ, và rất cần sự vào cuộc quyết liệt của cơ quan chức năng xử lý nghiêm minh, răn đe nghiêm khắc với tổ chức, và các cá nhân liên quan.