TS. Nguyễn Trí Hiếu cho biết, NHNN đã nhiều lần giảm lãi suất, tốt cho doanh nghiệp cho vay muốn vay và có thể vay nhưng với doanh nghiệp bất động sản, giảm lãi suất không phải là cây đũa thần vì họ không thể vay được nữa, bất động sản đang giảm giá. doanh nghiệp bất động sản sẵn sàng trả lãi suất cao khi họ kinh doanh thu lợi nhuận cao. Vậy nên với doanh nghiệp bất động sản lãi suất không phải là vấn đề quá lớn.
“Với thị trường bất động sản, vẫn chưa nhìn thấy ánh sáng cuối đường hầm, vấn đề khai thông nguồn vốn có lẽ phải đợi sang năm 20124. bất động sản vẫn trầm lắng, ách tắc vốn. Dù vậy, thị trường bất động sản phía nam cơ hội nhiều hơn từ các dự án hạ tầng lớn như sân bay Long Thành,Vành đai 3. Các nhà kinh doanh bất động sản phía Nam cũng vô cùng nhạy bén với thị trường. Nhu cầu mua bất động sản tại thị trường phía Nam vẫn rất lớn. Từ đó, tôi dự báo bất động sản sẽ ấm dần lên vào năm 2024”, ông Hiếu kết luận.
Cũng tại đây, là người kinh doanh trong ngành bất động sản, TS Đinh Thế Hiển chia sẻ: “Trở lại năm 2012, nhà đầu tư mất niềm tin về bất động sản trung cấp chứ đừng nói cao cấp, phải tìm được một căn nhà có mức trung bình, trong khi giá căn hộ ở TP.HCM thời điểm đó đã đạt 22 triệu đồng/m2”.
Ông Hiển cho rằng, công ty bất động sản là ngành đầu tư tài chính, không phải là ngành xây dựng, nên đòi hỏi phải nắm trong tay kinh tế vĩ mô và xem đó là một tài liệu quan trọng để hiểu rõ về thị trường. Bên cạnh đó, quản lý vốn rủi ro, phải biết sắp xếp vốn để tự giải cứu chính mình.
“Chúng ta là một công ty trong ngành tài chính, đừng nghĩ mình phải mang sứ mệnh mở mang thị trường, cứ vay vốn phát triển rồi bị tắc lại kêu gọi Chính phủ cấp vốn. Tại sao không nghiên cứu thị trường vĩ mô để tự lường trước được những rủi ro. Nếu thị trường tăng thì ngừng đổi giá, thống kê bao nhiêu người mua, dòng tiền có đủ không…”, ông Hiển nêu quan điểm.