Tự hào thế hệ 'chiến sĩ văn hóa’ gieo chữ trên vùng cao những ngày đầu gian khó

01/01/2023, 10:10
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Chặng đường gian nan "gieo chữ, trồng ngườI" không chỉ có mồ hôi công sức, mà có cả máu, nước mắt và nhiều quãng đời thanh xuân nơi rừng sâu, núi thẳm của các thế hệ "đưa đò" thầm lặng ở vùng cao Tây Bắc.

‎Lúc đó, Bộ trưởng Bộ Giáo dục Nguyễn Văn Huyên đứng lên:

- Thưa Bác, đây là các cô ở lớp mẫu giáo học bồi dưỡng, được ban tổ chức cho dự buổi đón Bác.

‎Bác hỏi tiếp:

- Thế các cháu có biết mẫu giáo là gì không?

- Thưa Bác, mẫu giáo là người mẹ thứ hai để dạy các cháu - một cô đứng dậy thưa.

Bác cười và dùng ngón tay vừa viết lên không khí vừa nói: "Có hai chữ "mẫu", một chữ là mẹ, một chữ "mẫu" có thêm chữ "nữ" đứng cạnh để dùng chỉ người con gái thay mẹ dạy trẻ. Làm mẫu giáo tức là thay mẹ dạy trẻ. Muốn làm được như thế thì trước hết phải yêu trẻ. Các cháu nhỏ hay quấy, phải bền bỉ, chịu khó mới nuôi dạy được các cháu. Dạy trẻ cũng như trồng cây non, trồng cây non được tốt thì sau này cây mới lên tốt. Dạy trẻ tốt thì sau này thành người tốt…".

Buổi gặp mặt đó, Bác nói với 860 giáo viên các tỉnh miền xuôi tình nguyện xung phong lên công tác ở miền núi về những khó khăn, thử thách sẽ gặp phải khi công tác ở miền núi như: Giao thông đi lại khó khăn, bà con còn nhiều hủ tục, trình độ học vấn còn thấp kém, nhiều người mù chữ…

Bác ân cần dặn dò, muốn lên miền núi phải có sức khỏe tốt, phải biết tổ chức tăng gia sản xuất, nhất là trồng rau xanh. Bác giao nhiệm vụ: Các cô, các chú phải đem ánh sáng văn hóa cho đồng bào, phải làm cho đồng bào biết chữ, biết bỏ dần các tập quán lạc hậu, biết cải tiến cách trồng trọt, chăn nuôi để cho miền núi tiến dần kịp miền xuôi…

Để làm được thì các cô, các chú phải biết giữ gìn đoàn kết với đồng bào. Đặc biệt, Người nhắc nhở: "Các cô, các chú đã xung phong thì phải xung phong đến nơi đến chốn!".

Hình ảnh và lời dặn dò ân tình của Bác đã trở thành nguồn sức mạnh tinh thần để thầy giáo Nguyễn Thanh Đàm và lớp thế hệ giáo viên trẻ ngày ấy đến với rẻo cao Tây Bắc, Việt Bắc, thoàn thành tốt nhiệm vụ khó khăn được giao.

Ngày ấy, các thầy, cô là những thanh niên mười tám, đôi mươi, phơi phới, lạc quan, yêu đời, tràn đầy nhiệt huyết. Không thể kể hết được những khó khăn, gian khổ mà các thầy, cô đã trải qua trong những năm tháng ấy.

‎Tuy nhiên, với sức trẻ và nhiệt huyết cách mạng, họ đã bắt tay vào công cuộc dạy chữ, xóa mù, diệt giặc dốt cho học trò vùng cao. Đồng thời, hướng dẫn bà con tăng gia sản xuất, loại bỏ hủ tục lạc hậu, xây dựng đời sống mới.

‎Thực hiện "ba cùng" với đồng bào, các thầy, cô sáng lên lớp, chiều cùng bà con lên nương, lên rẫy trồng khoai, sắn, làm ra lương thực thực phẩm.

44 năm công tác trong ngành giáo dục với hơn 37 năm bám trụ ở Tây Bắc, thầy Nguyễn Thanh Đàm trải qua nhiều vị trí công tác, trong đó, lâu nhất là tại Trường Sư phạm Dân tộc tỉnh Nghĩa Lộ (nay là thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái).

Những năm chiến tranh leo thang, Mỹ đánh bom nhiều đợt xuống Trường Sư phạm Dân tộc tỉnh Nghĩa Lộ nên trường phải di chuyển, sơ tán. Khó khăn chồng chất, thầy và trò vừa xây dựng trường, vừa tổ chức dạy và học...

Vượt qua khó khăn của 6 năm liền sơ tán, thầy trò nhà trường vẫn vững vàng, hăng hái thi đua. Thầy Đàm và tập thể Trường Sư phạm Dân tộc Nghĩa Lộ đã đào tạo được hơn 800 giáo viên cho vùng cao, nhà trường vinh dự đạt danh hiệu "Trường tiên tiến chống Mỹ cứu nước".

Thấm thoắt đã hơn 60 năm kể từ ngày 860 giáo viên miền xuôi tình nguyện rời xa quê hương, xa người thân, mang theo "Ngọn cờ đỏ của Ðảng cắm lên những ngọn núi cao nhất" của Tây Bắc, Việt Bắc như lời của Nhà thơ Tố Hữu.

‎Từ buổi đầu xanh đến khi mái tóc đã chuyển màu mây trắng, cuộc đời, sự nghiệp đã gắn bó các thầy một cách máu thịt với Tây Bắc. Những giáo viên ấy đã lấy miền núi làm quê hương thứ hai, coi đồng bào các dân tộc thiểu số như anh em ruột thịt nơi núi rừng thuộc Khu tự trị Thái-Mèo.

Những người thầy đã bám bản, bám dân, vừa nỗ lực đưa chữ đến cho hàng vạn đồng bào dân tộc thiểu số, vừa là những cán bộ mẫn cán, giúp đồng bào giác ngộ chính trị, làm trọn nhiệm vụ vẻ vang của người thanh niên và người giáo viên yêu nước. Chính họ là những "chiến sĩ văn hoá" đã góp phần tạo nên sức bật cho giáo dục miền núi trong suốt những năm tháng khởi đầu, để nhiều thế hệ "tuổi trẻ tương lai Tổ quốc, lớn lên trong chiếc nôi quê hương Việt Nam".


Theo baochinhphu.vn
https://baochinhphu.vn/vinh-quang-the-he-giao-vien-huyen-thoai-cua-vung-cao-102221230155139348.htm
Copy Link
https://baochinhphu.vn/vinh-quang-the-he-giao-vien-huyen-thoai-cua-vung-cao-102221230155139348.htm
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tự hào thế hệ 'chiến sĩ văn hóa’ gieo chữ trên vùng cao những ngày đầu gian khó