Theo tạp chí khoa học Smithsonian, nhiều người cổ đại có thể đã phát hiện ra hóa thạch khủng long và cho rằng đó là xương cốt của rồng. Chang Qu, một sử gia Trung Quốc ở thế kỷ thứ 4 trước Công nguyên, từng tuyên bố phát hiện "xương rồng" ở khu vực là tỉnh Tứ Xuyên ngày nay. Nhưng thực tế, đó là xương của khủng long.
Nhà thờ Wawel (Ba Lan), nơi treo nhiều xương được cho là của rồng Wawel, nhưng các nhà khoa học xác định số xương đó là thuộc về một động vật có vú thuộc kỷ Pleistocene (kết thúc cách đây 11.700 năm).
Một hóa thạch xương lớn treo bên ngoài nhà thờ Wawel. Ảnh: X
Cá sấu sông Nile
Có nguồn gốc từ châu Phi, cá sấu sông Nile có thể là nguồn cảm hứng về truyền thuyết rồng ở châu Âu khi chúng bơi qua Địa Trung Hải để tới Ý hoặc Hy Lạp.
Cá sấu sông Nile là một trong những loài cá sấu lớn nhất, có thể dài tới 5,4m. Khác các loài cá sấu khác, cá sấu sông Nile có thể "đi bộ cao" với phần thân được nâng khỏi mặt đất. Một con cá sấu khổng lồ, chậm chạp rất có thể là hình tượng cho loài rồng, theo tạp chí khoa học và tự nhiên Smithsonian.
Thằn lằn Goanna
Thằn lằn Goanna. Ảnh: Ballarat Wildlife Park
Úc được xem là "nhà" của thằn lằn Goanna. Loài bò sát săn mồi to lớn này có hàm răng và móng vuốt sắc như dao. Chúng cũng là một phần quan trọng trong văn hóa dân gian truyền thống của thổ dân Úc. Một số nghiên cứu còn cho thấy, Goanna có thể tiết ra nọc độc khiến vết thương của nạn nhân bị nhiễm trùng sau khi bị tấn công. Ít nhất là ở Úc, loài thằn lằn này có thể là nguồn cảm hứng để người Úc sáng tạo ra hình tượng rồng.
Cá voi
Theo tạp chí Smithsonian, một số chuyên gia cho rằng việc phát hiện ra các loài động vật cỡ lớn như cá voi đã khơi gợi những câu chuyện về rồng. Người cổ đại khi thấy xương cá voi sẽ không thể biết đó là một loài sống dưới biển. Và với một sinh vật khổng lồ như vậy, họ rất dễ nhầm lẫn đó là một động vật săn mồi.