Còn em Lưu Tuấn Khôi, học sinh lớp 12 Trường THPT Lương Văn Can (Hà Nội) đến Ngày hội tuyển sinh cùng mẹ để tìm hiểu ngành Công nghệ thông tin và ngành Kinh tế của Trường Đại học Điện lực.
“Điểm mạnh của em là môn Toán và Vật lý mà các ngành ở Trường Đại học Điện lực đều có khối A và khối D nên em nghĩ mình sẽ có cơ hội. Em nhận được tư vấn nhiệt tình về các phương thức tuyển sinh cũng như chỉ tiêu của trường...”, Lưu Tuấn Khôi cho biết.
Còn Trần Hoàng Hải Anh (Hà Nội) dự định thi các trường khối kinh tế, công nghệ thông tin do có nhiều việc làm sau khi ra trường.
"Sau khi nghe tư vấn, tôi hiểu rõ hơn về cách thức tuyển sinh năm nay; thấy thế mạnh của bản thân để có thể lựa chọn ngành phù hợp.
Tôi dự định thi ngành Quản lý thông tin, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân hoặc Tiếng Anh tại Trường Đại học Ngoại Ngữ. Tuy vậy, điểm các trường này khá cao nên bản thân dự tính đăng ký thêm ngành Văn hóa xã hội ở Trường ĐH Nội vụ, Lao động xã hội... ", Hoàng Anh bộc bạch
Có thế mạnh khối C01 và D01, Nguyễn Trang Anh (học sinh Hà Nội) chia sẻ mong muốn thi vào Trường Đại học Sư phạm, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia HN) và Học viện Báo chí và tuyên truyền. Khi được nghe thầy cô của các trường tư vấn, Trang Anh mới thật sự hiểu về ngành nghề mà bản thân muốn học. Từ đó có quyết định riêng để đặt nguyện vọng một cách chuẩn xác nhất
Theo PGS.TS Bùi Đức Triệu - Trưởng phòng Quản lý đào tạo, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, đây là năm đầu tiên trường sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội nên việc xác định mức điểm sàn để nhận hồ sơ chưa được chính xác.
Ông Triệu cho biết: Có thể Trường ĐH Kinh tế Quốc dân sẽ giảm mức điểm khi nhận hồ sơ (mức công bố trong đề án tuyển sinh là 100 điểm) do thực tế mức điểm thi trong các đợt thi của thí sinh không cao như dự đoán.