Năm 2023, khi đưa phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT đối với những ngành nóng, ĐH Bách khoa Hà Nội mong muốn thêm cơ hội cho thí sinh vùng sâu, vùng xa không có điều kiện tham gia kì thi đánh giá tư duy để xét tuyển. Tuy nhiên, mục tiêu nhân văn này bị phá sản vì những thí sinh trúng tuyển đều đến từ các khu vực thuận lợi, có điều kiện học tập tốt. |
Sẽ tính phương án “giảm sốc”
Năm nay, Trường ĐH Ngoại thương đặt điều kiện đối với những phương thức xét tuyển kết hợp giữa kết quả học bạ và các tiêu chí khác. Thí sinh lựa chọn một trong 2 phương thức xét tuyển này bắt buộc phải đạt điểm các môn thi tốt nghiệp THPT năm 2024 của một trong các tổ hợp môn xét tuyển của trường từ 24 điểm trở lên. Như vậy, tuy xét kết quả học bạ nhưng yêu cầu bắt buộc điểm thi tốt nghiệp THPT 3 môn trong tổ hợp nhà trường xét tuyển thí sinh phải đạt điểm giỏi. Những ngành nóng của Trường ĐH Ngoại thương như Kinh tế quốc tế, Kinh tế đều có điểm chuẩn ở 6 phương thức xét tuyển cao chót vót (từ 28 điểm trở lên/tổ hợp với phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT...).
Với việc tiếp tục sử dụng phương thức xét kết quả thi tốt nghiệp THPT để tuyển sinh nhóm ngành nóng liên quan đến Công nghệ thông tin, ĐH Bách khoa Hà Nội được dự báo sẽ gây “bão” trong mùa tuyển sinh năm nay. Ở những ngành nóng, ĐH này chỉ dành tối đa 10 chỉ tiêu/ngành để xét kết quả thi tốt nghiệp THPT. Như vậy, với ngành Khoa học dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo, có 10/100 chỉ tiêu xét kết quả thi tốt nghiệp; ngành Khoa học máy tính có 10/300 chỉ tiêu; ngành Kĩ thuật máy tính có 10/200 chỉ tiêu.
PGS Nguyễn Phong Điền khẳng định, năm nay sẽ có giải pháp để “giảm sốc” cho thí sinh và dư luận. Theo ông, công thức tích điểm chuẩn từ điểm thi tốt nghiệp THPT của ĐH Bách khoa Hà Nội khác với công thức tính điểm mà dư luận vẫn đang áp dụng để gọi thủ khoa kì thi hay thủ khoa tổ hợp. Với công thức tính điểm của ĐH Bách khoa Hà Nội khi xét tuyển, thí sinh nào điểm thi môn Toán cao hơn sẽ được lợi hơn, chứ không phải thí sinh có tổng điểm 3 môn/tổ hợp xét tuyển cao hơn có lợi hơn.