“Đức là quốc gia đưa ra nhiều câu hỏi nhất cho gói viện trợ 21 tỷ USD. Chúng ta đều hiểu đó là một khoản tiền lớn" , nguồn tin của Reuters cho biết. Cũng theo quan chức này đề xuất trên sẽ không được thông qua và EU sẽ đưa ra một phương án khác phù hợp hơn.
Các bộ trưởng quốc phòng EU dự kiến sẽ thảo luận về kế hoạch viện trợ quân sự cho Ukraine trong cuộc họp ở Brussels vào tuần tới, khi khối này vẫn đang tranh luận về đề xuất riêng cung cấp khoảng 50 tỷ euro hỗ trợ kinh tế cho Kiev.
Một số quốc gia thành viên EU lên tiếng phản đối gói viện trợ kinh tế, trong đó Thủ tướng Hungary Viktor Orban đã phản đối đề xuất này trong cuộc bỏ phiếu vào tháng trước.
Thủ tướng Orban nói: “Đề xuất này chưa được xây dựng bài bản, không phù hợp làm cơ sở cho các cuộc đàm phán nghiêm túc nên chúng tôi bác bỏ” .
Slovakia cũng đặt câu hỏi về sự cần thiết của việc tiếp tục viện trợ cho Kiev sau gần hai năm xung đột. Phát biểu với các phóng viên vào tháng 10, tân Thủ tướng Slovakia Robert Fico đã hỏi "việc tài trợ cho Ukraine có làm thay đổi kết quả của cuộc chiến này không? Nếu có hãy đầu tư thêm 50 tỷ euro nữa, và điều gì xảy ra cũng không thành vấn đề”.
Các hỗ trợ an ninh khác cho Ukraine có thể gặp phải sự phản đối tương tự.
Theo Ủy ban châu Âu, EU đã ủy quyền tổng cộng 83 tỷ euro viện trợ quân sự, kinh tế và nhân đạo cho Ukraine kể từ khi Nga bắt đầu hoạt động quân sự vào tháng 2/2022. Tuy nhiên, bất chấp sự hào phóng của phương Tây, cuộc phản công mùa hè của Kiev đã không đạt được mục tiêu đề ra.
Bộ Quốc phòng Nga ước tính rằng Kiev đã mất hơn 90.000 quân, hơn 55 xe tăng và 1.900 xe bọc thép kể từ tháng 6.