Sức khỏe

Uống nước chanh mỗi ngày có tác dụng gì?

09/09/2024 20:02

Nước chanh là thức uống được nhiều người yêu thích và uống hàng ngày, vậy uống nước chanh mỗi ngày có tác dụng gì?

Uống nước chanh mỗi ngày tác dụng gì?

Có nhiều lý do chứng minh uống nước chanh hằng ngày là thói quen tốt, và theo các chuyên gia thì bạn chỉ cần uống 7 ngày đã có thể nhìn thấy sự khác biệt. Sau đây là những điều sẽ xảy ra sau khi bạn uống nước chanh mỗi ngày trong 7 ngày.

Hơi thở tươi mát hơn

Báo Sức khoẻ & Đời sống dẫn nguồn Viện Y tế quốc gia Hoa Kỳ cho biết, axit citric trong nước chanh cũng có thể tiêu diệt vi khuẩn gây hôi miệng. Tuy nhiên, quá nhiều axit citric có thể làm cho hơi thở của bạn tồi tệ hơn bằng cách gây ra chứng rối loạn trào ngược dạ dày - thực quản. Trào ngược dạ dày - thực quản có thể khiến axit trong dạ dày trào lên qua thực quản và vào miệng, khiến hơi thở có mùi.

Nước chanh có thể ngăn ngừa sỏi thận

Axit citric trong nước chanh cũng có thể giúp ngăn ngừa sự phát triển của sỏi thận. Citrate, một loại muối, trong axit hỗ trợ cơ chế ngăn ngừa sỏi thận bằng cách liên kết với canxi trong nước tiểu.

Báo Sức khoẻ & Đời sống dẫn nguồn Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ cho biết, theo một nghiên cứu năm 2014 được công bố bởi Trường Đại học Y Case Western Reserve (Cleveland, Ohio, Hoa Kỳ), tiêu thụ tương đương 4 quả chanh mỗi ngày pha với 2 lít nước được phát hiện làm tăng đáng kể lượng citrate trong nước tiểu.

Các mức citrate cao hơn này có thể ngăn ngừa sự hình thành sỏi thận hoặc làm chậm lại sự phát triển của sỏi thận. Trên thực tế, Tổ chức Thận Quốc gia Hoa Kỳ khuyến cáo uống nước chanh loãng là một trong những cách để ngăn ngừa sỏi thận hiệu quả.

Cải thiện tiêu hóa

Báo Vietnamnet dẫn nguồn trang Healthy cho biết, theo chuyên gia dinh dưỡng người Mỹ Julia Zumpano axit đóng vai trò quan trọng trong việc phân hủy những gì chúng ta ăn, điều này giải thích mức độ axit cao trong dạ dày của chúng ta. Chuyên gia Zumpano chỉ ra: “Axit trong chanh có thể đặc biệt hữu ích trong việc bổ sung lượng axit dạ dày, vốn có xu hướng giảm khi chúng ta già đi”.

Tăng cường hệ miễn dịch

Các loại trái cây có múi, đặc biệt là chanh, nổi tiếng với hàm lượng vitamin C cao. Chất dinh dưỡng thiết yếu có tác dụng chống oxy hóa, bảo vệ tế bào của bạn khỏi bệnh tật. Chuyên gia Zumpano gợi ý: “Khi bị ốm, bạn hay uống một tách trà chanh ấm khi bị ốm. Một ly nước chanh hằng ngày có thể giúp tránh xa bệnh tật ngay từ đầu”.

Uống nước chanh mỗi ngày có tác dụng gì là băn khoăn của nhiều người
Uống nước chanh mỗi ngày có tác dụng gì là băn khoăn của nhiều người

Nước chanh có giúp giảm mỡ bụng?

Báo Vietnamnet dẫn nguồn trang Healthy cho biết, bác sĩ người Mỹ Samuel Mathis giải thích: “Không có bằng chứng nào chứng minh nước chanh thực sự làm giảm mỡ bụng. Nhưng nhiều người nhận thấy nước chanh cải thiện quá trình trao đổi chất và tăng mức năng lượng, do đó dẫn đến giảm cân tự nhiên hơn”.

Ngoài ra, cơ thể đủ nước có thể làm giảm xu hướng ăn quá nhiều, góp phần giảm cân. Chuyên gia Zumpano bổ sung: “Mặc dù bắt đầu ngày mới bằng nước chanh là thói quen lành mạnh nhưng đó không phải là thuốc chữa bách bệnh”.

Nước chanh có giải độc cơ thể không?

Bác sĩ Mathis giải thích: “Gan của chúng ta thực hiện công việc tuyệt vời là loại bỏ các tạp chất và độc tố”. Nước chanh hỗ trợ quá trình cấp nước, giúp gan thực hiện các chức năng nhưng đồ uống này không có đặc tính nào ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình giải độc của cơ thể.

Trên đây là những thông tin giải đáp về băn khoăn "Uống nước chanh mỗi ngày có tác dụng gì?". Hãy uống nước chanh đúng cách để cơ thể nhận được những lợi ích tốt nhất nhé!

Thanh Thanh(Tổng hợp)

Theo vtc.vn
https://vtc.vn/uong-nuoc-chanh-moi-ngay-co-tac-dung-gi-ar894798.html
Copy Link
https://vtc.vn/uong-nuoc-chanh-moi-ngay-co-tac-dung-gi-ar894798.html
Bài liên quan
Ngâm chân bằng nước gừng ấm mỗi ngày có tác dụng gì?
Khi nhắc đến thói quen bảo vệ sức khỏe, nhiều người sẽ nghĩ đến việc ngâm chân bằng nước gừng ấm đầu tiên.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Uống nước chanh mỗi ngày có tác dụng gì?