Ưu tiên nguồn lực cho giáo dục vùng khó từ chương trình mục tiêu quốc gia

PV | 20/11/2022, 10:59
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Địa phương cần có cơ chế lồng ghép, huy động nguồn lực để đầu tư xây dựng các dự án giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Đề nghị Ủy ban Dân tộc hướng dẫn cụ thể quy định về định mức, phương thức thực hiện vốn đầu tư phát triển để thực hiện các nội dung hỗ trợ nhà ở, đất ở, đất sản xuất thuộc dự án 1 của Quyết định số 1719/QĐ-TTg.

Tỉnh cũng đề nghị Bộ GD&ĐT sớm có hướng dẫn ban hành tài liệu triển khai thực hiện các nội dung liên quan để các địa phương triển khai thống nhất, đúng quy định.

Ưu tiên nguồn lực cho giáo dục vùng khó từ chương trình mục tiêu quốc gia ảnh 2

Thành viên đoàn kiểm tra của Bộ GD&ĐT trao đổi tại buổi làm việc.

Cần có cơ chế lồng ghép, huy động các nguồn lực

Tại cuộc kiểm tra, đại diện các sở, ngành liên quan và thành viên đoàn kiểm tra của Bộ GD&ĐT đã trao đổi thông tin, yêu cầu, đề xuất. Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục dân tộc Lê Như Xuyên cho biết, cuộc kiểm tra đồng thời để nắm bắt tình hình, ghi nhận hiện trạng, từ đó báo cáo trung thực để Ủy ban Dân tộc có căn cứ đưa ra những giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.

Đại diện Vụ Kế hoạch - Tài chính, Bộ GD&ĐT nhấn mạnh, Chính phủ rất quyết liệt trong chỉ đạo triển khai các nhiệm vụ thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia, đồng thời đề nghị báo cáo của tỉnh nêu rõ hơn các khó khăn, nguyên nhân, kiến nghị cũng như xem xét, cân nhắc kỹ về thời gian dự kiến giải ngân đảm bảo phù hợp, khả thi.

Đoàn kiểm tra Bộ GD&ĐT khuyến nghị, tỉnh Hòa Bình tiếp tục phát huy tinh thần trách nhiệm trong quản lý, chỉ đạo, điều hành Chương trình; tiếp tục đẩy nhanh tiến độ giải ngân trong năm 2022, đảm bảo chất lượng, hiệu quả và đảm bảo tiến độ.

Tiếp tục chỉ đạo các sở, ban, ngành có liên quan khẩn trương tham mưu thể chế các văn bản quy định của Trung ương liên quan đến việc tổ chức triển khai thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh. Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức triển khai thực hiện Chương trình, đảm bảo hoàn thành kế hoạch năm 2022.

Đặc biệt, cần có cơ chế lồng ghép nguồn lực, huy động các nguồn lực trong và ngoài nước, các tổ chức chính trị, xã hội để đầu tư, hỗ trợ xây dựng các dự án, chính sách đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, ưu tiên tập trung nguồn lực cho địa bàn các xã, thôn, xóm đặc biệt khó khăn, các xã có khả năng thoát khỏi diện đặc biệt khó khăn gắn với việc hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

Công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá cũng phải được tăng cường song song với đẩy nhanh tiến độ triển khai Chương trình. Rà soát, lập trình phân bổ kế hoạch năm 2023 và giai đoạn 2023-2025 chi tiết đến danh mục công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước thuộc Chương trình, đảm bảo thời gian theo quy định.

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/uu-tien-nguon-luc-cho-giao-duc-vung-kho-tu-chuong-trinh-muc-tieu-quoc-gia-post615950.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/uu-tien-nguon-luc-cho-giao-duc-vung-kho-tu-chuong-trinh-muc-tieu-quoc-gia-post615950.html
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ưu tiên nguồn lực cho giáo dục vùng khó từ chương trình mục tiêu quốc gia