Vận dụng phương pháp dạy học phát triển năng lực và phẩm chất với môn Lịch sử

18/07/2022, 06:44
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Các môn học nói chung, môn Lịch sử nói riêng, cần phải đổi mới phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng ở trường phổ thông, đáp ứng yêu cầu mới của ngành Giáo dục và xã hội.

Hoạt động 2: Tình hình kinh tế và chính sách của nhà Nguyễn (7 phút)

Chỉ giới thiệu khái quát một số chính sách của nhà Nguyễn về kinh tế.

a. Mục tiêu: Đánh giá về các chính sách của nhà Nguyễn về kinh tế.

b. Nội dung: Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thông tin SGK mục 2, trang 127, 128 và trình bày các chính sách kinh tế của nhà Nguyễn.

c. Sản phẩm: Học sinh nắm được chính sách của nhà Nguyễn về kinh tế.

d. Tổ chức thực hiện:

Vận dụng phương pháp dạy học phát triển năng lực và phẩm chất với môn Lịch sử ảnh 3

Giáo viên chuyển ý: Cho học sinh nghe 1 đoạn nhạc và hỏi: Đây là loại hình âm nhạc nào? Từ câu trả lời, giáo viên dẫn dắt học sinh tìm hiểu về tình hình văn hóa, giáo dục.

Hoạt động 3: Tìm hiểu tình hình văn hóa - giáo dục (16 phút)

a. Mục tiêu:

- Tình hình giáo dục nước ta dưới thời Nguyễn.

- Những thành tựu của văn hóa dưới thời Nguyễn.

b. Nội dung: Các nhóm trình bày sản phẩm đã chuẩn bị ở nhà.

c. Sản phẩm: Học sinh nắm các thành tựu văn hóa – giáo dục dưới triều Nguyễn.

d. Tổ chức thực hiện:

Vận dụng phương pháp dạy học phát triển năng lực và phẩm chất với môn Lịch sử ảnh 4

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (4 phút)

a. Mục tiêu: Học sinh củng cố, hệ thống lại, khắc sâu kiến thức đã học về tình hình nước ta dưới triều Nguyễn nửa đầu thế kỉ XIX.

b. Nội dung: Học sinh trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm.

c. Sản phẩm: Học sinh làm các bài tập trắc nghiệm.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- Giáo viên yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân để trả lời các câu trắc nghiệm sau:

Câu 1. Vị vua đầu tiên thành lập triều Nguyễn là

A. Nguyễn Huệ.

B. Nguyễn Nhạc

C. Nguyễn Ánh.

D. Nguyễn Hoàng.

Câu 2. Bộ luật được ban hành dưới triều Nguyễn là

A. Hình luật. B. Hoàng Việt luật lệ. C. Hình thư. D. Quốc triều hình luật.

Câu 3. Thời Nguyễn tôn giáo nào được xem là độc tôn?

A. Nho giáo. B. Phật giáo.

C. Đạo giáo. D. Thiên Chúa giáo.

Câu 4. Cải cách của Minh Mạng (1831 – 1832) đã chia nước ta thành

A. 13 đạo thừa thiên. B. Bắc thành, Gia Định thành và các trực doanh.

C. 10 đạo. D. 30 tỉnh và 1 phủ thừa thiên.

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh làm bài theo hướng dẫn của giáo viên.

* Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV trả lời, GV nhận xét phần làm bài tập của HS.

* Bước 4: Kết luận, nhận định:

Vận dụng phương pháp dạy học phát triển năng lực và phẩm chất với môn Lịch sử ảnh 5

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (3 phút)

a. Mục tiêu: Học sinh vận dụng được kiến thức về nhà Nguyễn để có những đánh giá khách quan về nhà Nguyễn những hạn chế và đóng góp.

b. Nội dung: Học sinh hoạt động cá nhân để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: Học sinh đánh giá những đóng góp và tồn tại của nhà Nguyễn.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV tổ chức cho học sinh hoạt động cá nhân để tìm hiểu câu hỏi sau: Qua nội dung bài học, em hãy đánh giá chung về nhà Nguyễn vào nửa đầu thế kỉ XIX.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS hoạt động cá nhân.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: HS vận dụng kiến thức đã học để trả lời. GV nhận xét trả lời của HS.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

- Những đóng góp của nhà Nguyễn:

+ Thống nhất đất nước về căn bản, non sông về một mối (gồm cả quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa).

+ Phát triển nền văn hóa dân tộc với việc để lại những di sản văn hóa độc đáo.

- Những hạn chế:

+ Vẫn duy trì chế độ phong kiến bảo thủ lỗi thời, kìm hãm sự phát triển của đất nước.

+ Thực hiện chính sách đóng cửa, bế quan tỏa cảng khiến Việt Nam bị cô lập với thế giới bên ngoài.

+ Kinh tế vẫn ở trong tình trạng lạc hậu, trì trệ.

* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Vẽ sơ đồ tư duy về nội dung bài học.

- Đọc trước và soạn bài 26: Tình hình xã hội ở nửa đầu thế kỉ XIX và phong trào đấu tranh của nhân dân.

Dạy học phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh là mục tiêu của các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới hiện nay. Cùng với xu thế đó, tại Việt Nam, dạy học phát triển năng lực của học sinh được Chính phủ, Nhà nước, Bộ GD&ĐT và các sở, ban, ngành, cơ quan, trường học quan tâm và hỗ trợ hết mức để có thể đạt được kết quả tốt nhất. Theo Nghị quyết số 29-NQ/TW, hiện nay, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh được đặt ra như một yêu cầu bức thiết.

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/van-dung-phuong-phap-day-hoc-phat-trien-nang-luc-va-pham-chat-voi-mon-lich-su-post600859.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/van-dung-phuong-phap-day-hoc-phat-trien-nang-luc-va-pham-chat-voi-mon-lich-su-post600859.html
Bài liên quan
Thầy giáo truyền đam mê môn Lịch sử cho học sinh
Mỗi tiết học môn Lịch sử đối với học sinh Trường Trung học phổ thông Huỳnh Thúc Kháng (thị trấn Tiên Kỳ, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam) là 45 phút được trải nghiệm, tìm hiểu, phân tích, đánh giá ý nghĩa của các cột mốc, sự kiện lịch sử của dân tộc, đất nước. Cảm hứng đó được thầy giáo Nguyễn Phúc Hậu truyền cho học sinh hơn 10 năm qua.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vận dụng phương pháp dạy học phát triển năng lực và phẩm chất với môn Lịch sử