Cô trò Trường THPT Trần Quang Khải (Khoái Châu, Hưng Yên) trong giờ học. |
Giáo dục STEM là thế mạnh của các môn thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên như Toán, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Công nghệ và Tin học”.
Khẳng định điều này, thầy Trang Minh Thiên, giáo viên Trường THPT Nguyễn Việt Dũng, Cần Thơ lý giải: bản chất của giáo dục STEM là mô hình giáo dục dựa trên cách tiếp cận liên môn, giúp học sinh áp dụng các kiến thức khoa học, công nghệ, kĩ thuật và toán học vào giải quyết một số vấn đề thực tiễn trong bối cảnh cụ thể.
Các môn khoa học xã hội vẫn có thể vận dụng STEM. Tuy nhiên, giáo viên cần phải hết sức thận trọng và xem yêu cầu cần đạt của bài học, bối cảnh và cách làm cụ thể.
Nếu yêu cầu cần đạt của bài học/môn học cần phải giải quyết vấn đề bằng cách tìm tòi, khám phá thông qua các yếu tố kĩ thuật thì việc vận dụng STEM vào để giúp học sinh chiếm lĩnh được kiến thức sẽ rất hay và thiết thực.
Mặt khác, nếu yêu cầu cần đạt của các môn khoa học xã hội không yêu cầu như trên thì không nên. Bên cạnh đó, cũng có giáo viên chưa hiểu bản chất của giáo dục STEM nên có thể đâu đó còn nhầm lẫn giữa vận dụng dạy học STEM và dạy học trải nghiệm.
“Như đã chia sẻ ở trên, việc vận dụng giáo dục STEM vào dạy học là nhằm giải quyết vấn đề, giáo viên là người hướng dẫn học sinh khám phá kiến thức và đề xuất giải pháp để giải quyết vấn đề và có thể thông qua các thử thách kĩ thuật.
Đối với dạy học trải nghiệm cũng có nhiều hình thức, tuy nhiên hoạt động trải nghiệm kiến thức là hình thức dễ nhầm lần với giáo dục STEM nhất. Nghĩa là giáo viên sẽ dạy kiến thức cho học sinh, sau đó sẽ yêu cầu học sinh làm mô hình, thí nghiệm,… để mô tả lại kiến thức đã học”, thầy Trang Minh Thiên lưu ý.