Vì sao bão dồn dập xuất hiện ở Biển Đông?

PV | 12/10/2021, 09:53
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Dải hội tụ nhiệt đới và hiện tượng La Nina là nguyên nhân bão dồn dập xuất hiện ở Biển Đông. Một tuần tới, miền Trung bước vào hai giai đoạn của đợt mưa lớn dài ngày.

Khi gần vào đất liền, bão sẽ tương tác với không khí lạnh gây ra đợt mưa lớn diện rộng cho các tỉnh phía nam đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, nơi vừa hứng chịu đợt mưa do hoàn lưu bão số 7 gây ra. Chuyên gia cảnh báo lượng mưa trong ngày 13-15/10 ở hai khu vực trên rất lớn.

Đáng lưu ý, các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên - Huế khả năng xuất hiện một đợt lũ trong những ngày tới, vùng núi có thể xảy ra lũ quét, sạt lở. Khu vực đồng bằng Bắc Bộ, trong đó có Hà Nội đối diện nguy cơ tái diễn hiện tượng ngập lụt do mưa lớn trút xuống.

"Sau khi cơn bão Kompasu đi vào đất liền, không khí lạnh tiếp tục tác động với dải hội tụ nhiệt đới khiến mưa dông ở Trung Bộ duy trì đến ngày 19-20/10", ông Hưởng nói và nhận định sau ngày 15/10, vùng mưa lớn sẽ mở rộng ra các tỉnh, thành ở Trung Trung Bộ, Nam Trung Bộ.

bao don dap vao Bien Dong anh 2
Hình ảnh vệ tinh sáng 12/10 cho thấy hoàn lưu của bão Kompasu rất rộng, hệ thống mây bao trùm hầu khắp Biển Đông. Ảnh: NICT.

Như vậy, miền Trung khả năng mưa lớn dồn dập liên tục trong 7 ngày (13-20/10). Đợt mưa này chia làm 2 giai đoạn.

Giai đoạn 1 (13-14/10), các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Trị có mưa lớn do ảnh hưởng của bão số 8. Tổng lượng mưa 200-250 mm, có nơi trên 300 mm.

Giai đoạn 2 (15-20/10), mưa lớn tiếp diễn ở Bắc Trung Bộ và mở rộng ra khắp khu vực Trung Trung Bộ. Điều này xảy ra do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường kết hợp dải hội tụ nhiệt đới. Chuyên gia chưa đưa ra nhận định cụ thể về đợt mưa này.

Về diễn biến cơn bão Kompasu, cơ quan khí tượng cho biết lúc 7h ngày 12/10, tâm bão cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 850 km về phía đông đông bắc. Sức gió mạnh nhất cấp 10-11, giật cấp 13.

Sáng 13/10, khi cách quần đảo Hoàng Sa 320 km về phía bắc đông bắc, bão ở giai đoạn mạnh nhất khi sức gió vùng gần tâm có thể đạt cấp 11, giật cấp 14. Sau thời điểm này, bão di chuyển nhanh và có xu hướng suy yếu dần về cường độ.

Sáng 14/10, tâm bão nằm trên vùng biển từ Thanh Hóa đến Quảng Bình. Sức gió mạnh nhất cấp 8, giật cấp 10.

Theo bản đồ dự báo, bão khả năng hướng thẳng vào khu vực các tỉnh từ Nghệ An đến Quảng Bình. Dù vậy, vùng ảnh hưởng do hoàn lưu bão rất rộng, bao trùm khu vực Đông Bắc Bộ, đồng bằng Bắc Bộ và các tỉnh, thành từ Thanh Hóa đến Quảng Ngãi. Đây cũng là vùng trọng tâm của đợt mưa lớn những ngày tới.

Chuyên gia cảnh báo bão Kompasu gây thời tiết xấu ở hầu khắp khu vực Biển Đông. Vì vậy, ngư dân không nên ra khơi thời điểm này khi bão vào đất liền, một cơn bão hoặc áp thấp nhiệt đới mới tiếp tục hình thành ngay trên Biển Đông.

Bài liên quan
Biến động điểm chuẩn của những trường đại học lớn
Năm nay, dự báo điểm chuẩn khối A01 và khối D có thể tăng nhẹ. Nhiều trường cũng dự báo điểm chuẩn vào các ngành top trên vẫn tăng so với năm trước.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vì sao bão dồn dập xuất hiện ở Biển Đông?