Vì sao cái gọi là "tình yêu" của cha mẹ lại khiến con cái không thể thở nổi?

Thiên An, | 16/03/2024, 06:38
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Đừng nhân danh tình yêu để làm tổn thương những đứa trẻ.

Vậy thì, câu hỏi được đặt ra ở đây là sự "hy sinh quá mức" này của cha mẹ rốt cuộc đến từ đâu?

Nói một cách đơn giản, điều này không hoàn toàn tách rời khỏi quan niệm truyền thống về gia đình của chúng ta. Trong tâm trí của nhiều người, vai trò của cha mẹ dường như vốn dĩ đã đầy sự hy sinh và cống hiến. Nhưng trên thực tế, tình yêu đích thực cần phải thoải mái và tôn trọng.

Như Susan Forward đã nói, việc tống tiền về mặt tình cảm sẽ không mang lại sự thân mật và thấu hiểu thực sự, nó chỉ làm cho các mối quan hệ trở nên méo mó và đau khổ.

Những đứa trẻ từng trải qua sự tống tiền tình cảm trong gia đình tới khi trưởng thành rồi mới nhận ra, dù họ có cố gắng thoát khỏi "nhà tù" tình cảm này thì cảm giác tội lỗi sâu thẳm bên trong vẫn luôn đeo bám họ như hình với bóng.

Họ khao khát được công nhận nhưng cũng sợ bị tổn thương một lần nữa. Tâm lý mâu thuẫn này khiến họ trở nên cực kỳ thận trọng khi giao tiếp với người khác, thậm chí tránh né.

Trong bối cảnh đó, ta không thể không đặt câu hỏi, liệu mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái có thực sự đòi hỏi sự hy sinh như một sợi dây ràng buộc?

Rõ ràng là không. Làm thế nào để cân bằng giữa cho và nhận cũng như cách thể hiện tình yêu thương một cách lành mạnh đã trở thành câu hỏi mà mỗi bậc cha mẹ cần phải suy nghĩ sâu sắc.

May mắn thay, một số gia đình đã tìm được con đường đúng đắn. Họ thay thế sự hy sinh và ép buộc bằng sự tôn trọng, thấu hiểu và động viên.

Ở những gia đình này, trẻ học được cách suy nghĩ độc lập và tự khẳng định bản thân. Quan trọng hơn, chúng biết rằng tình yêu không bao giờ là sự cống hiến một chiều từ một người mà là kết quả của sự tôn trọng, hỗ trợ lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình.

Vì sao cái gọi là tình yêu của cha mẹ lại khiến con cái không thể thở nổi? - Ảnh 4.
Ảnh minh họa

03

Trong nhịp sống bận rộn của xã hội hiện đại, tình yêu thương, sự tận tâm của cha mẹ dành cho con cái thường được gói gọn trong những hy sinh vô hình, tạo thành một cuốn sổ tình cảm đặc biệt.

Trong cuốn sổ này, mọi sự cống hiến đều được coi là một khoản đầu tư cho tương lai của đứa trẻ và lợi nhuận mong đợi là sự thành công và phản hồi từ đứa trẻ. Tuy nhiên, sự kỳ vọng giữa cho và nhận này thường không được thỏa mãn mà thay vào đó để lại một gánh nặng nặng nề trong lòng đứa trẻ.

Thuật ngữ "tống tiền tình cảm" đặc biệt quan trọng trong bối cảnh này.

Tình yêu thương của cha mẹ vốn nên là biểu tượng của sự ấm áp, đùm bọc, nay lại trở thành gánh nặng do sự hy sinh, quên mình quá mức với kỳ vọng rằng con cái sẽ đền đáp sự hy sinh đó bằng những thành tựu vượt trội hơn người thường.

Nhưng trên thực tế, tình yêu đích thực nên là sự khích lệ chứ không phải áp bức, là sự truyền cảm hứng chứ không phải ràng buộc.

Trong nhiều trường hợp, chúng ta thấy rằng trẻ cảm thấy bản thân đang nợ một món nợ tình cảm rất lớn do "bạo lực mềm" từ cha mẹ, món nợ này vượt xa khả năng chịu đựng của chúng và gây ra áp lực tâm lý.

Cảm giác tội lỗi này, như một bức tường không thể vượt qua, đã ngăn cản bước chân của trẻ trong việc theo đuổi hạnh phúc cá nhân. Đằng sau kiểu tống tiền tình cảm này thực chất là sự không chắc chắn của cha mẹ về giá trị bản thân và thành tựu của họ. Họ tìm kiếm sự xác nhận và hiện thực hóa những ước mơ còn dang dở của mình thông qua con cái. Sự chuyển giao cảm xúc này không những không mang lại sự hài lòng thực sự cho cha mẹ mà còn khiến con cái phải chịu những kỳ vọng quá mức.

Vì vậy, chúng ta nên xem xét lại về cách xây dựng mối quan hệ tình cảm lành mạnh giữa cha mẹ và con cái. Điều quan trọng không phải là bạn hy sinh bao nhiêu mà là cách thể hiện tình yêu thương theo hướng tích cực và thể hiện điều đó với con thông qua hành vi của chính bạn, để chúng học cách tự lập, tự tin và có trách nhiệm.

Vì sao cái gọi là tình yêu của cha mẹ lại khiến con cái không thể thở nổi? - Ảnh 5.
Ảnh minh họa

Vai trò của cha mẹ không được xác định bằng sự hy sinh mà bằng quá trình khơi dậy tiềm năng nội tại của trẻ.

Nhìn chung, chúng ta cần dạy trẻ cách nhận biết và trân trọng giá trị cá nhân của mình, chứ không phải để chúng vật lộn với cảm giác tội lỗi và xấu hổ. Điều này có nghĩa là cha mẹ cần học cách buông bỏ và cho phép con khám phá thế giới một cách độc lập, mắc sai lầm và học hỏi từ chúng, thay vì luôn sống trong cái bóng của cha mẹ.

Chỉ bằng cách này, trẻ mới thực sự phát triển thành những cá nhân độc lập, có trách nhiệm và tìm thấy giá trị, hạnh phúc của riêng mình.

Theo Phụ nữ mới
https://phunumoi.net.vn/vi-sao-cai-goi-la-tinh-yeu-cua-cha-me-lai-khien-con-cai-khong-the-tho-noi-d304564.html
Copy Link
https://phunumoi.net.vn/vi-sao-cai-goi-la-tinh-yeu-cua-cha-me-lai-khien-con-cai-khong-the-tho-noi-d304564.html
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vì sao cái gọi là "tình yêu" của cha mẹ lại khiến con cái không thể thở nổi?