Một số khác đề xuất thổi những quả bóng bay lớn bên dưới thân tàu Titanic để giúp nâng nó lên trên mặt nước. Tuy nhiên, vấn đề là những quả bóng bay phải được thổi phồng với một áp suất cực lớn để giúp con tàu nổi lên mặt nước và áp suất khổng lồ này có thể dẫn đến việc con tàu bị tan rã.
Hoạt động trục vớt thành công nhất diễn ra vào năm 1998 khi công ty RMS Titanic đã cố gắng nâng một phần thân tàu nặng 20 tấn, rộng 91 mét vuông – phần đã đã tách rời khỏi con tàu khi va chạm 86 năm trước đó. Nhóm phục chế cũng đã mang về khoảng 5.000 hiện vật, bao gồm đồ trang sức, đồ chơi, bát đĩa và các thiết bị được sử dụng trên tàu.
Các hiện vật, bao gồm đồ trang sức, đồ chơi, bát đĩa và các thiết bị được sử dụng trên tàu được trục vớt và trưng bày tại triển lãm. (Ảnh: Premier Exhibitions)
Cho đến nay, các cuộc thám hiểm trục vớt khác vẫn chưa thể mang về bất cứ thứ gì lớn hơn tấm thân tàu này. Các nhà hải dương học đã chỉ ra rằng môi trường biển khắc nghiệt đã tàn phá phần còn lại của con tàu sau hơn một thế kỷ dưới mặt nước.
Mảnh thân tàu được công ty RMS Titanic trục vớt và trưng bày tại triển lãm Titanic: the Artifact Exhibition 2020 tại Las Vegas (Ảnh: Premier Exhibitions)
Tính axit của nước biển mặn đã ăn mòn con tàu và làm tổn hại đến tính toàn vẹn của nó đến mức phần còn lại của Titanic có thể sẽ vỡ vụn nếu bị can thiệp. Cùng với đó, các vi khuẩn gây rỉ sét trên phần lớn thân tàu cũng đã ăn mòn con tàu, làm suy yếu thêm cấu trúc.
Nội thất của con tàu cũng ở trong tình trạng tồi tệ không kém với các boong bị sập hoàn toàn. Do đó, các lối đi bên trong mà trước đây từng có thể tiếp cận được bởi tàu ngầm mini robot nay đã bị hỏng và các khoang cabin hầu như đã xuống cấp theo thời gian.
Sau hơn một thế kỷ, những gì còn lại của Titanic đã bị nước biển và các vi khuẩn ăn mòn trầm trọng. (Ảnh: titanic_memorabilia)
Đến năm 2016, các nhà khoa học đã phát hiện ra một sinh vật gọi là vi khuẩn extremophile – một nhân tố hung hăng hơn trong việc phá hủy những gì còn lại của Titanic, khiến nhiều người tin rằng toàn bộ tàn dư của con tàu sẽ bị phân huỷ hoàn toàn vào năm 2030.
Giải pháp nào cho công cuộc “hồi sinh” huyền thoại của lịch sử?
Với việc trục vớt cục bộ trở nên bất khả thi, những lo ngại khác đã được đặt ra về việc phải làm gì với các bộ phận đơn lẻ của con tàu vẫn có thể được trục vớt.
Những người theo chủ nghĩa bảo tồn lập luận rằng sự phân hủy dần dần của con tàu khiến việc giữ lại những đồ vật gắn liền với một huyền thoại nổi tiếng và bi thảm của lịch sử loài người trở nên quan trọng hơn.
Trong khi đó, những người không tán thành với quan điểm này lại phản biện rằng, cuộc triển lãm Titanic: The Artifact Exhibition 2020 tại Las Vegas năm 2020 – nơi trưng bày 108 cổ vật được trục vớt từ con tàu xấu số - là bằng chứng cho thấy bất kỳ nỗ lực khai hoang nào từ con tàu chỉ nhằm mục đích kiếm tiềm vụ lợi.
Những cổ vật trục vớt từ tàu Titanic lần đầu được trưng bày. (Ảnh: Fox News)
Một số nhóm khác cho rằng Titanic nên được bảo tồn nguyên vẹn và coi như một nghĩa trang để 1.500 nạn nhân được yên nghỉ. Tuy nhiên, các nhà hải dương học tiết lộ rằng không có bằng chứng về hài cốt của con người sau hàng trăm lần lặn tìm kiếm. Nguyên nhân được cho là do các sinh vật biển đã ăn những hài cốt này nên không còn dấu vết về sự tồn tại của chúng.