Một số người sử dụng mạng xã hội X bày tỏ lo ngại, một ngày nào đó, số lượng vệ tinh Starlink có thể còn nhiều hơn số lượng sao có thể được nhìn thấy từ trái đất. Những người khác nhận định rằng, với các cuộc chạy đua về khoa học vũ trụ như hiện nay số lượng các vệ tinh trên quỹ đạo trái đất trong tương lai sẽ tăng gấp nhiều lần.
Tuy nhiên, tiến sĩ Kit Chapman - nhà sử học khoa học đồng thời cũng là giảng viên tại Đại học Falmouth, đã nhanh chóng chỉ ra rằng những chấm màu cam trong video này không có tỷ lệ tương ứng.
"Có rất nhiều điều yếu tố khi nói về khoa học không gian: rác vũ trụ, tính chất hóa học của vệ tinh, vật liệu làm ra vệ tinh,..." ông Kit Chapman chia sẻ trên mạng xã hội X (trước là Twitter).
"Nhưng thước phim này cho ta thấy như không gian quá đông đúc. Dường như mỗi vệ tinh được biểu diễn có kích thước bằng cả nước Anh. Trong khi đó, dành cho những ai thắc mắc, thì một vệ tinh Starlink chỉ có kích thước bằng một chiếc bàn trong phòng ăn. Không gian không quá chật chội. Nhiều người đã hiểu sai về quy mô và con số."
Rác không gian hay mảnh vụn không gian là bất cứ thứ gì do con người để lại ngoài vũ trụ vào bị mắc kẹt trong quỹ đạo Trái đất. Đó có thể là một vệ tinh đã không còn hoạt động hoặc một mảnh sứt từ tên lửa.
Các vật thể trong quỹ đạo trái đất di chuyển với tốc độ khoảng 15.000 dặm/giờ - đủ nhanh để nếu mảnh vỡ này va chạm với vệ tinh hoặc tàu vũ trụ, nó sẽ gây ra một số thiệt hại nghiêm trọng.
Trạm vũ trụ quốc tế thường tham gia vào các nhiệm vụ điều động để tránh các mảnh rác vũ trụ. Tuy nhiên, khi ngành công nghiệp vũ trụ toàn cầu mở cửa cho các doanh nhân tỷ phú như Musk, Blue Origin của Jeff Bezos và Virgin Galactic của Richard Branson - hoạt động trên quỹ đạo Trái đất đã tăng vọt.
Hoạt động tăng lên đồng nghĩa với việc có nhiều mảnh vụn được tạo ra hơn. Các nhà khoa học không chỉ lo ngại rằng số lượng vệ tinh trên quỹ đạo sẽ ngày càng làm thay đổi cảnh quan của bầu trời đêm mà còn lo ngại những tai nạn có thể xảy ra ở ngoài vũ trụ trong tương lai.