Viện Thương mại và Kinh tế Quốc tế: Mô hình đào tạo chất lượng cao

PV | 15/11/2022, 11:06
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Tiền thân là khoa Mậu - Nông - Công (Trường Đại học Kinh tế Quốc dân), Viện Thương mại và Kinh tế Quốc tế được thành lập từ năm 1956.

Trải qua hơn sáu thập kỷ hình thành và phát triển, Viện luôn cố gắng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, góp thúc đẩy sự phát triển về chất và lượng cho việc đào tạo nguồn nhân lực.

Không ngừng đổi mới

Với mục tiêu đổi mới để phát triển, Viện không ngừng xây dựng đội ngũ cán bộ giảng viên có trình độ cao để phục vụ giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Hàng năm cử các giảng viên đi học tập bậc thạc sĩ, tiến sĩ ở các trường đại học Anh, Mỹ, Australia, Balan và Canada. Đội ngũ cán bộ giảng viên của Viện là những người có trình độ, chuyên môn cao: 03 GS.TS; 10 PGS.TS; 11 TS; 18 Ths. Còn lại các giảng viên trẻ đều có trình độ ngoại ngữ tin, học tốt.

Xác định chủ trương phát triển ngành đào tạo mới hội nhập quốc tế đáp ứng nhu cầu của xã hội đảm bảo cạnh tranh với các cơ sở đào tạo đại học, 5 năm qua, Viện đã xây dựng và phát triển mới 09 chương trình đào tạo (Gồm: 03 chương trình đào tạo từ việc phát triển chuyên ngành lên thành ngành đào tạo là Kinh tế quốc tế, Kinh doanh quốc tế, Kinh doanh thương mại; 06 chương trình đào tạo của các ngành xây dựng mới như Thương mại điện tử, logistics và quản lý chuỗi cung ứng, kinh tế quốc tế chất lượng cao...) Và trở thành đơn vị có quy mô sinh viên và điểm tuyển sinh đầu vào cao nhất Trường.

Viện Thương mại và Kinh tế Quốc tế: Mô hình đào tạo chất lượng cao  ảnh 1

Cùng với đó, Viện đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học, đề xuất và thực hiện nhiều sáng kiến, giải pháp có hiệu quả. Đơn cử, Viện tham gia thực hiện 124 đề tài các loại. Trong đó, chủ nhiệm 04 đề tài cấp Nhà nước và tương đương, chủ nhiệm 27 đề tài cấp bộ và tương đương, chủ nhiệm 15 đề tài cấp cơ sở. Thực hiện 01 đề án cho thành phố Hà Nội với đề tài “Giải pháp phát triển kinh tế của thành phố Hà Nội trong bối cảnh thực hiện các Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam và Nhật Bản đến năm 2020”, trong đó có đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm tận dụng những cơ hội để phát triển kinh tế Thành phố trong bối cảnh thực thi các FTA giữa Việt Nam và Nhật Bản.

Đặc biệt, trong 2 năm đại dịch vừa qua, Viện Thương mại và Kinh tế quốc tế là đơn vị đi đầu toàn trường trong thực hiện nhiệm vụ kép, vừa phòng chống đại dịch Covid-19 hiệu quả, vừa có những bước tiến quan trọng trong các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế. PGS.TS. Tạ Văn Lợi – Viện trưởng Viện Thương mại và Kinh tế quốc tế cho biết, Viện tích cực và thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về phòng chống dịch và thực hiện các hoạt động xã hội như: hỗ trợ công tác tiêm chủng, quyên góp ủng hộ cho những người có hoàn cảnh khó khăn trong dịch Covid-19,...

Dù miệt mài cống hiến sức lực, cùng nhà trường, đất nước trên mặt trận phòng chống, đẩy lùi đại dịch Covid-19, tập thể cán bộ, giảng viên chưa bao giờ lơ là công việc chuyên môn. Theo quy định giảng dạy online, Viện chia nhóm đi học tập và nhận chuyển giao kỹ năng giảng online, LMS...Tổ chức nhóm giảng viên trẻ có kỹ năng giảng dạy online hỗ trợ các giảng viên yếu về công nghệ thông tin. Rà soát và báo cáo kịp thời với nhà trường, đảm bảo 100% giảng viên thực hiện tốt nhiệm vụ như giao nhận việc, họp online, phát triển kỹ năng tin học và sử dụng phần mềm dạy học trực tuyến.

Thành quả xứng đáng

Viện Thương mại và Kinh tế Quốc tế: Mô hình đào tạo chất lượng cao  ảnh 2

Nhờ những nỗ lực, đi đầu trong đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo, Viện gặt hái nhiều thành quả xứng đáng. 5 năm trở lại đây, Viện có 2.428 sinh viên tốt nghiệp, mỗi năm khoảng hơn 500 sinh viên hoàn thành tốt nghiệp; 521 sinh viên hoàn thành đề án chuyên ngành và 432 cao học viên bảo vệ thành công luận văn Thạc sỹ (bình quân mỗi năm 87 học viên).

Hiện tại, Viện đang có 13 nghiên cứu sinh đang hoàn thành theo tiến độ của Nhà trường (mỗi năm khoảng 05 nghiên cứu sinh đã bảo vệ thành công luận án Tiến sỹ).

Điểm sáng của Viện là thành tích trong các hoạt động nghiên cứu khoa học. Giáo viên trong Viện đã tham gia viết bài cho các tạp chí, hội thảo khoa học quốc tế và quốc gia với tổng số là 140 bài báo đăng trên các tạp chí trong nước và quốc tế (Trong đó, có 02 bài trên tạp chí trong danh mục ISI, 09 bài trên tạp chí trong danh mục Scopus) và 376 bài đăng Kỷ yếu Hội thảo khoa học trong nước và quốc tế (Trong đó, có 95 bài Hội thảo khoa học quốc tế).

Viện Thương mại và Kinh tế Quốc tế đạt nhiều danh hiệu, phần thưởng cao quý: nhiều năm liền là Tập thể lao động xuất sắc; nhận được Bằng khen Bộ trưởng Bộ GD&ĐT; Bằng khen của Công đoàn Giáo dục Việt Nam; Bằng khen của Trung ương Đoàn TNCSHCM;...

Chia sẻ về định hướng phát triển trong thời gian tới, thầy Lợi cho biết: “Viện tiếp tục đổi mới các chương trình đào tạo các ngành theo hướng tiếp cận và hội nhập quốc tế. Đồng thời, củng cố, kiện toàn bộ máy quản lý, xây dựng và phát triển đội ngũ đáp ứng được yêu cầu trong bối cảnh mới để tiến tới phát triển lên thành một trường nằm trong Đại học Kinh tế quốc dân”.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Viện Thương mại và Kinh tế Quốc tế: Mô hình đào tạo chất lượng cao