Việt Nam đối mặt nguy cơ dịch chồng dịch

Vân Huyền | 02/08/2022, 18:21
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

(GDTĐ) - Ngày 2/8, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị trực tuyến đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng vắc-xin Covid-19 và tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh.

Từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 136.075 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết. Trong đó, có 45 bệnh nhân đã tử vong. Các địa phương ghi nhận số mắc hàng tuần và tích luỹ tăng cao là: TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh, Bà Rịa Vũng Tàu, Đà Nẵng, Quảng Nam, An Giang, Long An, Đồng Tháp.

Đối với các bệnh truyền nhiễm khác như tay chân miệng, sốt rét, sởi, dại, Việt Nam ghi nhận số mắc giảm so với cùng kỳ năm 2021. Tuy nhiên, bệnh tay chân miệng gia tăng cục bộ tại một số địa phương. Bệnh sởi ghi nhận rải rác tại một số nơi. Hiện chưa ghi nhận ca bệnh đậu mùa khỉ, bệnh viêm gan cấp tính chưa rõ nguyên nhân và các bệnh truyền nhiễm nhóm A khác.

Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan nhấn mạnh, dịch bệnh truyền nhiễm hiện nay vẫn diễn biến rất phức tạp. Trong nước đã ghi nhận gia tăng trở lại các ca mắc Covid-19. Nhiều bệnh nhân phải nhập viện điều trị và nhiều ca bệnh chuyển nặng trong thời gian gần đây. Cùng với đó, sự xuất hiện của các biến thể phụ mới của biến thể Omicron như BA.4, BA.5 lây lan nhanh hơn các biến thể trước. Mới nhất là các biến thể BA.2.12.1, BA.2.75, gây nhiều khó khăn cho công tác phòng, chống dịch.

Bộ Y tế đánh giá nguy cơ xâm nhập vào Việt Nam của bệnh đậu mùa khỉ và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới nổi khác là hiện hữu. Các bệnh truyền nhiễm lưu hành trong nước như sốt xuất huyết, tay chân miệng, cúm… đang trong mùa cao điểm bùng phát dịch. Từ đó, làm tăng nguy cơ dịch chồng dịch và ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

Bài liên quan
Mỹ phẩm EVI Cream ngừa nám bị đình chỉ lưu hành
Sở Y tế Hà Nội đã có công văn số 3291/SYT-NVD về việc đình chỉ lưu hành, thu hồi mỹ phẩm EVI Cream ngừa nám không đạt tiêu chuẩn chất lượng.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Việt Nam đối mặt nguy cơ dịch chồng dịch