Đồng thời, ca bệnh nghi ngờ có bệnh cảnh lâm sàng nghi bệnh đậu mùa khỉ
Trong khi đó, các trường hợp được xác định mắc đậu mùa khỉ khi có kết quả xét nghiệm sinh học phân tử dương tính với virus đậu mùa khỉ.
Bộ Y tế thông tin nguyên tắc điều trị đậu mùa khỉ là thực hiện giám sát và cách ly ca bệnh nghi ngờ cũng như xác định; chủ yếu điều trị triệu chứng; đảm bảo dinh dưỡng, cân bằng điện giải và hỗ trợ tâm lý; sử dụng thuốc điều trị đặc hiệu ở những trường hợp nặng và cơ địa đặc biệt; theo dõi, phát hiện và xử lý kịp thời tình trạng nặng, biến chứng.
Với thể nhẹ, người bệnh sẽ được hạ sốt, giảm đau, chăm sóc tổn thương da, mắt, miệng, đảm bảo dinh dưỡng, theo dõi và phát hiện sớm các biến chứng nếu có, đồng thời phòng và kiểm soát nhiễm khuẩn.
Với thể nặng, bệnh nhân cần được điều trị ở buồng cách ly tại khoa hồi sức, điều trị biến chứng (nếu có) theo phác đồ đã ban hành.
Thuốc điều trị bệnh đậu mùa khỉ được chỉ định cho người có biến chứng nặng. Ảnh minh họa: kristine_wook. |
Thuốc điều trị đặc hiệu đậu mùa khỉ được chỉ định cho người có biến chứng nặng, bị suy giảm miễn dịch, trẻ em (nhất là dưới 8 tuổi), phụ nữ có thai và đang cho con bú, người có bệnh cấp tính tiến triển.
Các loại thuốc được WHO khuyến cáo bao gồm: Tecovirimat, Cidofovir, Brincidofovir, Globulin miễn dịch tĩnh mạch.
Để được xuất viện, người bệnh phải được cách ly tối thiểu 14 ngày và hết các triệu chứng lâm sàng, không xuất hiện tổn thương mới tối thiểu 48 giờ, tổn thương cũ đã đóng vảy.
Bộ Y tế khuyến cáo các phương pháp phòng bệnh không đặc hiệu bao gồm:
Ngoài ra, người dân có thể phòng bệnh đậu mùa khỉ bằng phương pháp đặc hiệu là vaccine. Tuy nhiên, Bộ Y tế khuyến cáo việc sử dụng vaccine phòng bệnh dành cho nhóm đối tượng có nguy cơ cao.