Việt Nam và Đan Mạch chú trọng ứng dụng STEM vào hoạt động giáo dục

Hiếu Nguyễn | 16/12/2022, 19:23
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Chiều 16/12, tại Bộ GD&ĐT, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đã có buổi tiếp ngài Nicolai Prytz, Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam.

Thống nhất với những chia sẻ về ưu tiên hợp tác trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo giữa Việt Nam và Đan Mạch, Đại sứ Nicolai Prytz cho biết, Đan Mạch đang có nhu cầu rất lớn về trao đổi sinh viên với Việt Nam. Rất nhiều sinh viên Đan Mạch muốn sang học tập để được tìm hiểu văn hóa, con người Việt Nam.

Hoàn toàn nhất trí với đề xuất tăng cường hợp tác văn hóa của Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, Đại sứ Nicolai Prytz cho rằng, sự hợp tác văn hoá sẽ còn thể hiện trên nhiều hoạt động khác nữa và đòi hỏi phải có sự đầu tư thêm trong thời gian tới.

Nội dung được Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam Nicolai Prytz và các thành viên trong đoàn tập trung trao đổi tại buổi tiếp là đề xuất triển khai các hoạt động thúc đẩy phương pháp giáo dục STEM tại Việt Nam thông qua phối hợp với Công ty Lego.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn chia sẻ quan điểm, những gì tốt nhất cho phát triển trí tuệ, phát triển giáo dục của trẻ em Việt Nam, Bộ GD&ĐT đều sẵn lòng hợp tác. Tuy nhiên, sẽ cần có những cuộc làm việc, trao đổi cụ thể hơn về nội dung này.

Theo thông tin từ Cục Hợp tác Quốc tế, Bộ GD&ĐT, năm 2016, Thoả thuận hợp tác giáo dục và đào tạo giữa Việt Nam và Đan Mạch đã được ký kết. Những năm gần đây, Chính phủ Đan Mạch không cấp học bổng song phương cấp Chính phủ cho sinh viên Việt Nam mà phân cấp cho các trường đại học Đan Mạch chủ động hợp tác, trao đổi học bổng trực tiếp giữa các trường.

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/viet-nam-va-dan-mach-chu-trong-ung-dung-stem-vao-hoat-dong-giao-duc-post619227.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/viet-nam-va-dan-mach-chu-trong-ung-dung-stem-vao-hoat-dong-giao-duc-post619227.html
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Việt Nam và Đan Mạch chú trọng ứng dụng STEM vào hoạt động giáo dục