Đại diện công đoàn ngành GD thăm hỏi, tặng quà cho giáo viên. |
Liệu cơm gắp mắm
Câu chuyện tiết kiệm cũng là bài toán không dễ bởi “mỗi trường mỗi cảnh”. Thầy Võ Văn Hoàng, Hiệu trưởng Trường THPT Tam Bình cho biết: “Trường có quy mô học sinh ít, nên hoạt động phí được cấp tương ứng. Trong khi đó, các hoạt động giáo dục không thể tổ chức ít hơn được...”.
Vì vậy, việc “gói ghém” chi tiêu trong số hoạt động phí được cấp đã rất khó khăn, nói gì đến chuyện tăng thêm. Mặc dù vậy, những năm trước mỗi giáo viên, nhân viên ngoài quà công đoàn cũng được nhận khoảng 200.000đ. “Năm nay chắc cũng vậy”, thầy Hoàng chia sẻ thêm.
Mặc dù luôn cố gắng chi tiêu tiết kiệm để có thu nhập tăng thêm nhưng mỗi đầu năm, song thầy Trần Quang Huy, Hiệu trưởng THPT Vĩnh Xuân vẫn bày tỏ cùng giáo viên: “Chúng ta là đơn vị sự nghiệp, không trông chờ tăng thêm; nhà giáo có niềm vui riêng với nghề, thu nhập không nhiều nhưng ổn định… để không ai băn khoăn chuyện thưởng Tết...”.
Dù có thể có hoặc không có thu nhập tăng thêm, nhưng giáo viên cũng như nhiều nhân viên ở các đơn vị công lập vẫn tận tụy với công việc của mình, cố gắng hết sức hoàn thành nhiệm vụ được giao. Bởi họ đều hiểu kinh tế chung còn nhiều khó khăn, đặc biệt sau thời gian dài bị ảnh hưởng dịch Covid-19.
Bà Lê Nguyên Lan Anh, Chủ tịch công đoàn cơ sở ngành giáo dục tỉnh Vĩnh Long cho biết: “Trong dịp Tết này, ngành giáo dục trao quà cho giáo viên bệnh hiểm nghèo mỗi phần quà trị giá 2 triệu đồng.
Ngoài ra công đoàn ngành còn nhận được 257 suất quà Tết do Liên đoàn lao động tỉnh hỗ trợ cho giáo viên khó khăn, mỗi phần quà trị giá 500 ngàn đồng. Công đoàn cơ sở của tất cả 37 đơn vị trực thuộc với hơn 2.700 công đoàn viên đều có quà Tết".