Điều 72 Luật Đấu giá tài sản 2016 đã quy định về các trường hợp hủy kết quả đấu giá tài sản, tuy nhiên không có trường hợp nào áp dụng trực tiếp cho trường hợp của ông Tùng.
Tại khoản 2 Điều 72 Luật Đấu giá tài sản có trường hợp “Hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản, hợp đồng mua bán tài sản đấu giá bị Tòa án tuyên bố vô hiệu theo quy định của pháp luật về dân sự trong trường hợp người trúng đấu giá có hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 5 Điều 9 của Luật này”. Tuy nhiên, theo ông Đỉnh trường hợp Tòa tuyên vô hiệu này dẫn chiếu đến điểm b khoản 5 Điều 9 (trường hợp người tham gia đấu giá, người trúng đấu giá… có hành vi “Thông đồng, móc nối với đấu giá viên, tổ chức đấu giá tài sản, người có tài sản đấu giá, người tham gia đấu giá khác, cá nhân, tổ chức khác để dìm giá, làm sai lệch kết quả đấu giá tài sản”), không phù hợp với trường hợp của ông Tùng.
Theo ông Đỉnh, trường hợp này ông Tùng có thể bám theo quy định tại khoản 1 Điều 72 Luật Đấu giá tài sản về việc kết quả đấu giá tài sản bị hủy “Theo thỏa thuận giữa người có tài sản đấu giá, tổ chức đấu giá tài sản và người trúng đấu giá về việc hủy kết quả đấu giá tài sản…”. Ông Tùng có thể căn cứ vào sai sót trên phiếu trả giá, căn cứ phán quyết của tòa án tuyên vô hiệu giao dịch do nhầm lẫn (nếu có) để yêu cầu tổ chức đấu giá tài sản, người có tài sản đấu giá phải đàm phán, thương thảo về việc hủy kết quả đấu giá tài sản.
Trường hợp này, tổ chức đấu giá tài sản (Công ty đấu giá) có thể phải bồi thường cho người có tài sản đấu giá (UBND huyện Mê Linh) theo điểm đ khoản 2 Điều 24 Luật Đấu giá tài sản và hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản đã ký.