Có nhiều phương pháp khác nhau như căng da mặt toàn phần, căng da mặt tầng trên (căng da trán), căng da mặt tầng giữa mặt (căng da gò má, rãnh mũi má), căng da mặt tầng dưới (căng da cằm cổ, góc hàm).
"Nếu người thực hiện không được đào tạo chuyên môn, khi làm sẽ để lại những hậu quả như chảy máu, nhiễm trùng vết mổ, đường mổ sai hình thành sẹo xấu, hai bên mặt không cân đối, căng quá mức, tổn thương dây thần kinh VII gây méo mặt...", BS Hải nhấn mạnh.
Có trường hợp gặp biến chứng sau phẫu thuật căng da mặt là một ví dụ. Đường mổ sai dẫn đến sẹo xấu, sẹo lồi ra phía trước, hai bên mặt bệnh nhân bị lệch không cân đối.
BS Hải cho biết, trường hợp này đã được mổ lại để đưa đường sẹo về đúng nếp căng da tự nhiên của khuôn mặt, sau đó chỉnh cân đối lại mặt 2 bên, làm mờ sẹo.
Theo bác sĩ, trong chuyên ngành phẫu thuật thẩm mỹ, sau khi tốt nghiệp, bác sĩ phải học chuyên khoa định hướng 8 đến 12 tháng, sau đó sẽ học chuyên khoa 1 (hoặc thạc sĩ), khi đó đăng ký chứng chỉ hành nghề. Lúc đó, bác sĩ mới được thực hiện phẫu thuật tại các bệnh viện công, bệnh viện tư có chuyên khoa.
Còn khi hành nghề tư nhân, bác sĩ cần thực tập 36 tháng tại bệnh viện chuyên khoa, hoặc bệnh viện có chuyên khoa tạo hình thẩm mỹ.
Bác sĩ khuyên trước khi quyết định làm bất kỳ dịch vụ thẩm mỹ nào, chị em cũng cần tìm hiểu kỹ về quy trình phẫu thuật, các phương pháp, kỹ thuật khác nhau. Hiểu rõ điều này sẽ giúp bạn có sự chuẩn bị tốt hơn và hiểu rõ hơn về kết quả cũng như rủi ro có thể xảy ra.
Bác sĩ khuyến cáo trước khi quyết định thực hiện bất kỳ dịch vụ thẩm mỹ nào, người dân cần tìm hiểu, lựa chọn cơ sở được cấp phép, bác sĩ có tay nghề kinh nghiệm, chuyên sâu về phẫu thuật tạo hình và thẩm mỹ.