Vụ phun trào núi lửa mạnh nhất trong gần 140 năm

Kim Dung | 19/05/2022, 10:38
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Thảm họa phun trào núi lửa trên một hòn đảo gần Tonga vào tháng 1 được cho là mạnh ngang với vụ phun trào Krakatoa năm 1883 ở Indonesia.

Một hiện tượng tương đối hiếm gặp là sóng Lamb truyền đi với tốc độ âm thanh.Một hiện tượng tương đối hiếm gặp là sóng Lamb truyền đi với tốc độ âm thanh.

Đây là một trong những sự kiện núi lửa có sức tàn phá nặng nề nhất được ghi nhận.

Các nhà khoa học đã tìm hiểu về những gì xảy ra trong vụ phun trào ngày 15/1 của núi lửa Hunga Tonga-HungaHa’apai dưới biển, cách thủ đô Tonga khoảng 65 km (40 dặm) về phía Bắc.

Theo nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Science, vụ phun trào núi lửa đã tạo ra những đợt sóng nén hiếm khi quan sát được trên toàn cầu trong sáu ngày. Đồng thời, gây ra một loại sóng thần bất ngờ. NASA cho biết, một lượng lớn khí, hơi nước và bụi cũng tạo ra gió mạnh như bão trong không gian.

Dữ liệu ban đầu cho thấy, đây là đợt phun trào lớn nhất kể từ vụ phun trào núi Pinatubo năm 1991 ở Philippines. Với sự tham gia của 76 nhà khoa học ở 17 quốc gia, nghiên cứu đã gợi ý rằng, các sóng nén mà nó giải phóng tương tự như sóng tạo ra bởi trận phun trào kinh hoàng năm 1883 của núi lửa Krakatoa. Đồng thời, lớn gấp 10 lần so với trận phun trào núi St. Helens năm 1980 ở hạt Skamania, Washington.

Các nhà nghiên cứu cho biết, vụ phun trào ở Tonga “mạnh một cách bất thường”. Các sóng nén khí quyển tần số thấp, gọi là sóng Lamb, được phát hiện sau vụ phun trào đã quay quanh hành tinh cùng một hướng bốn lần và theo hướng ngược lại ba lần.

Một hiện tượng tương đối hiếm gặp là những sóng này truyền đi với tốc độ âm thanh. Tác giả nghiên cứu Quentin Brissaud, nhà địa vật lý tại Mảng địa chấn Na Uy ở Oslo, cho biết, chúng không thể phát hiện được bởi con người.

Những sóng này chậm hơn so với sóng xung kích. Sóng Lamb cũng được quan sát thấy trong Chiến tranh Lạnh sau các vụ thử hạt nhân.

“Nó khá hiếm. Vì vậy, sóng Lamb thực sự liên quan đến sự dịch chuyển thể tích không khí lớn. Chúng chủ yếu lan truyền dọc theo bề mặt Trái đất”, đồng tác giả Jelle Assink - nhà địa vật lý cấp cao tại Khoa Địa chấn và Âm học tại Viện Khí tượng Hoàng gia Hà Lan, cho biết.

Di chuyển trên bề mặt của nhiều đại dương và biển, sóng Lamb đã tạo ra một loạt sóng thần. Sóng thần thông thường liên quan đến những thay đổi đột ngột dưới đáy đại dương, như trong một trận động đất.

Song, những đợt siêu sóng thần này di chuyển nhanh hơn nhiều so với thông thường. Chúng đến sớm hơn dự kiến hai giờ và kéo dài hơn bình thường.

Các nhà nghiên cứu cho biết, cần có thêm dữ liệu để hiểu cơ chế của vụ phun trào.

Nhóm nghiên cứu cho rằng, một trong những lý do dẫn đến thảm họa này là do sự truyền nhanh chóng của nhiệt độ mạnh giữa magma nóng và nước lạnh. Từ đó, gây ra những vụ nổ dữ dội.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vụ phun trào núi lửa mạnh nhất trong gần 140 năm