Luật sư Cường cho rằng, hậu quả chết người là hậu quả nghiêm trọng, bởi vậy cơ quan điều tra sẽ vào cuộc xác minh làm rõ nguyên nhân nạn nhân tử vong, làm rõ trách nhiệm của cơ quan, tổ chức cá nhân có liên quan để giải quyết vụ việc theo quy định của pháp luật.
“Dù kết quả giải quyết có thế nào chăng nữa thì vụ việc làm đẹp khiến nạn nhân thiệt mạng cũng là một vụ việc đau lòng. Đây là một bài học cho nhiều người khi thực hiện các dịch vụ làm đẹp. Cần phải tìm hiểu kỹ các cơ sở thẩm mỹ, nên thực hiện các hoạt động thẩm mỹ tại các bệnh viện có khoa thẩm mỹ hoặc các thẩm mỹ viện có đầy đủ chức năng” – luật sư Cường nêu quan điểm.
Cũng theo luật sư Cường, khi phát hiện các cơ sở thẩm mỹ hoạt động chui, không có giấy phép, vi phạm các quy định về khám chữa bệnh thì cần phải trình báo sự việc với cơ quan chức năng để sớm xem xét giải quyết xử lý theo quy định.
Ngoài ra các cơ quan chức năng cũng cần phải tích cực kiểm tra, ra soát, phát hiện các cơ sở hoạt động thẩm mỹ chui trên địa bàn để có hình thức xử lý, tránh hậu quả đáng tiếc xảy ra.
Ở địa phương nào xảy ra hoạt động thẩm mỹ trái phép, gây hậu quả nghiêm trọng thì phải truy trách nhiệm của người đứng đầu địa phương, đơn vị đó.
Trước đó, liên quan đến vụ một người phụ nữ tử vong khi nâng ngực, hiện Công an tỉnh Trà Vinh hiện đã bàn giao hai nghi phạm cho Công an quận Bình Tân (TP.HCM) để tiếp tục điều tra.
Trong quá trình phẫu thuật, nạn nhân có triệu chứng tím tái, khó thở và tử vong. Do lo sợ bị truy cứu trách nhiệm liên quan nên ông P.Đ.H. và con gái đã đưa thi thể nạn nhân lên ô tô rồi chở về trại hòm ở huyện Cầu Kè (Trà Vinh) nhờ khâm liệm, mai táng. Những người làm việc ở trại hòm nhận thấy dấu hiệu bất thường nên đã báo cơ quan Công an vào cuộc.