Xây dựng chiến thuật làm bài thi tốt nghiệp THPT môn Vật lí

22/06/2023, 06:50
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Chỉ còn vài ngày nữa là đến kỳ thi tốt nghiệp THPT. Vậy các thí sinh nên ưu tiên tập trung vào công việc gì để nâng cao tối đa điểm số môn Vật lí?

Trả lời câu hỏi này, TS Nguyễn Thành Nam, Hệ thống giáo dục Hocmai cho rằng, cần luyện tập nhuần nhuyễn chiến thuật làm bài thi; đồng thời hướng dẫn thí sinh cách xây dựng chiến thuật làm bài thi tốt nghiệp THPT môn Vật lí phù hợp với mục tiêu điểm số và năng lực học tập.

Vấn đề lớn nhất thí sinh thường mắc phải khi làm bài thi, TS Nguyễn Thành Nam cho rằng, đó là không quản trị được thời gian làm bài khiến kết quả thi bị thấp hơn năng lực thực tế.

Rất nhiều thí sinh mắc lỗi phân phối thời gian không phù hợp giữa các phần, dành quá nhiều thời gian cho một số câu hỏi khó trong khi bỏ lỡ những câu mà mình có thể làm được; hoặc làm quá vội vàng những câu hỏi vừa sức để lao đầu vào các câu hỏi vượt quá sức mình dẫn đến làm sai rất đáng tiếc những câu hỏi dễ.

Để có thể khắc phục được những vấn đề trên, theo TS Nguyễn Thành Nam, thí sinh cần xây dựng cho mình một chiến thuật làm bài thi vừa phù hợp với năng lực, với mục tiêu điểm số, nhưng không hạn chế cơ hội để vượt lên mức điểm cao hơn. Cốt lõi của việc này là phải xây dựng cho được một bảng phân phối thời gian để vận dụng trong quá trình làm bài.

Đầu tiên, hãy quy ước phân loại câu hỏi trong bài thi thành 4 hạng: 15 câu đầu tiên là hạng 1 (H1); các câu từ 16 đến 30 là hạng 2 (H2); các câu từ 31 đến 35 là hạng 3 (H3); và 5 câu cuối cùng là hạng 4 (H4).

Xây dựng chiến thuật làm bài thi tốt nghiệp THPT môn Vật lí  ảnh 1
Thầy Nguyễn Thành Nam là giảng viên Học viện Kỹ thuật Quân sự, giáo viên dạy Vật lí trên kênh VTV7 và là giáo viên dạy học trực tuyến tại Hocmai.

Việc phân bổ thời gian cần được tiến hành theo 3 bước:

Bước thứ nhất là dựa trên mục tiêu điểm số để xác định được số câu hỏi tối thiểu cần chủ động làm và làm đúng.

Đề thi Vật lí gồm 40 câu hỏi, mỗi câu có 4 lựa chọn A, B, C, và D. Như vậy xác suất để trả lời ngẫu nhiên đúng một câu hỏi bất kỳ là 1/4.

Nếu thí sinh có năng lực làm được N câu hỏi (biết cách làm, làm đúng, và làm kịp thời gian) thì chỉ phải đoán mò (40 - N) câu còn lại, như vậy điểm trung bình thí sinh có thể đạt được là Đ = 0,25×N + 0,25×(40-N)×1/4 = 0,1875×N + 2,5.

Từ công thức này ta suy ra để đạt được mức điểm mong muốn là Đ thì cần chủ động làm đúng được ít nhất N = (Đ - 2,5)/0,1875 câu hỏi trong đề thi và đoán ngẫu nhiên (40 - N) câu còn lại, ta tính ra được bảng phía dưới.

Mỗi thí sinh tùy theo năng lực và mục đích cần chọn cho mình một mức điểm mục tiêu và số câu hỏi cần làm được tương ứng.

Đ (mức điểm mục tiêu).

7

8

8,5

9

10

N (số câu hỏi cần làm được).

24

29

32

35

40

(Bảng số câu hỏi cần chủ động làm và làm đúng theo mức điểm mục tiêu).

Trong bước thứ hai, căn cứ vào tổng số câu hỏi cần hoàn thành theo mục tiêu điểm số đã chọn ở trên để phân bổ thời gian làm bài. Dựa trên kinh nghiệm, TS Nguyễn Thành Nam đề xuất một bảng phân phối thời gian như dưới đây, thí sinh có thể vừa vận dụng vừa điều chỉnh sao cho phù hợp. Chỉ cần nhớ khung thời gian theo mức điểm mục tiêu của mình, không cần nhớ tất cả.

ĐIỂM

7

8

8,5

9

10

H1

15

25p-100s

15

20p-80s

15

15p-1p

15

10p-40s

15

5p-20s

H2

9

25p-165s

14

30p-128s

15

25p-100s

15

20p-80s

15

15p-1p

H3





2

10p-5p

5

20p-5p

5

10p-2p

H4









5

20p-4p

(Bản phân phối thời gian theo mức điểm và hạng câu hỏi, số đầu là tổng thời gian cho một hạng, số sau là thời gian trung bình dành cho một câu hỏi trong hạng).

Bước cuối cùng là áp dụng khung thời gian vào trong quá trình làm bài thi thử. Các em cần kiểm soát để tổng thời gian dành cho một hạng câu hỏi không bị vượt khung thời gian đã đặt ra, và thời gian làm một câu hỏi không được vượt quá thời gian trung bình đã tính cộng với thời gian tiết kiệm được của những câu hỏi trước đó. Phải làm thận trọng nhưng với tốc độ cao nhất có thể.

Sau khi làm xong những câu hỏi có thể làm được, trong thời gian 2 phút cuối cùng trước khi hết giờ làm bài, thí sinh tiến hành đoán mò những câu hỏi không làm được theo nguyên tắc: trong bảng trả lời câu hỏi, trong các cột A, B, C, D thường có một cột mà các bạn chọn vào ít nhất, hãy đoán mò tất cả các câu hỏi còn lại vào cột đó để xác suất đoán trúng là cao nhất.

Tất nhiên là nếu có nhiều cột có số lựa chọn thấp nhất và đều bằng nhau thì tùy bạn, chọn vào cột nào cũng được.

“Ở đây chúng ta phải tạo khung thời gian là để dễ kiểm soát, tránh xảy ra tình trạng thời gian dành cho các câu hỏi trước lấn sang thời gian dành cho các câu hỏi phía sau. Cách làm này hoàn toàn không gây khó khăn cho các bạn có thể có thể làm tốt hơn mục tiêu đã đề ra, vì khi đó các bạn sẽ làm nhanh hơn khung thời gian đã định, tức là vượt mức kế hoạch”.

TS Nguyễn Thành Nam chia sẻ, đồng thời lưu ý, mặc dù bài viết dài vì phải giải thích, nhưng mỗi bạn tùy theo mục tiêu của mình chỉ cần nhớ mấy con số là đủ.

Với bạn đặt mục tiêu 8 điểm thì tối thiểu chỉ cần nhớ 3 con số là 29 - 20 - 30 ước tính thời gian trung bình mỗi câu trong quá trình làm bài.

Nếu cẩn thận hơn thì nhớ cả 5 con số: 29 - 20 (80) - 30 (128). Quan trọng là trong quá trình làm bài cần kiểm soát thời gian để không vượt mức.

Và cuối cùng, do mỗi thí sinh có đặc điểm tâm sinh lý và năng lực khác nhau nên các em cần cần điều chỉnh khung thời gian một chút cho phù hợp. Khi vào phòng thi, chỉ cần vận dụng tốt chiến thuật mà các em ôn luyện thuần thục thì chắc chắn sẽ thành công.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Xây dựng chiến thuật làm bài thi tốt nghiệp THPT môn Vật lí