Xây dựng kỹ năng ứng xử ngăn nảy sinh bạo lực học đường

Anh Tú | 09/03/2022, 16:50
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Nhằm thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 31/CT-TTg về tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống cho HSSV, thời gian qua các trường ĐH-CĐ đã chủ động và tích cực lồng ghép nhiều hoạt động tuyên truyền và giáo dục.

Một cuộc thi tìm hiểu về tư tưởng của chủ tịch Hồ Chí Minh được 1 trường đại học tổ chức

“Quan trọng hơn qua các buổi sinh hoạt chuyên đề, với nhóm kỹ năng được giảng viên, cán bộ ngành Công an trực tiếp chia sẻ, sinh viên sẽ ý thức và nhìn nhận vấn đề một cách thấu đáo theo quy định của pháp luật, để có thể xử lý mọi tình huống một cách bình tĩnh, văn minh nhất, hạn chế tối đa hiện tượng bạo lực học đường. Thực tế, sinh viên Nhà trường rất hiếm khi xảy ra những vấn đề liên quan đến bạo lực học đường.”- ông An chia sẻ.

Giáo dục và xây dựng kỹ năng xử lý vấn đề cho sinh viên

Nhìn nhận công tác giáo dục đạo đức lối sống, phòng chống bạo lực nảy sinh trong cộng đồng sinh viên đối mặt nhiều thách thức. Th.s Đặng Kiên Cường- Trưởng phòng công tác Sinh viên, Trường ĐH Nông Lâm TPHCM cho biết: Với một cộng đồng sinh viên lớn, sống xa gia đình thì công tác định hướng, giáo dục tư tưởng đạo đức, lối sống là rất quan trọng. Việc xây dựng ý thức, bản lĩnh cho từng sinh viên trước những cạm bẫy, cám dỗ và cả cách thức, kỹ năng giải tỏa những mâu thuẫn, xích mích thường ngày trong cuộc sống là chuyện mà Đoàn trường, Hội sinh viên phải làm thường xuyên, hàng ngày thông qua các hoạt động lồng ghép linh hoạt.

“Thực tế, nguyên nhân xuất phát tình trạng bạo lực học đường, các tình huống ứng xử của các bạn trẻ nếu có nảy sinh kết quả tốt hay xấu, tiêu cực hay tích cực đều phụ thuộc phần lớn vào kỹ năng xử lý vấn đề, bản lĩnh đối mặt với vấn đề nảy sinh. Vì vậy, để hạn chế tối đa các tình huống xấu, định hướng và xây dựng cho sinh viên lối sống lành mạnh…

Đoàn trường, Hội sinh viên thường xuyên tổ chức các hoạt động chuyên đề mang tính giáo dục trực tiếp. Đó có thể là chuyên đề xử lý tình huống mâu thuẫn với sự chia sẻ, hướng dẫn của chính cán bộ Công an, làm công tác Đoàn, hay việc “thả” sinh viên tham gia vào các hoạt động có tính định hướng, giáo dục cao như: về nguồn, xây dựng lối sống văn minh, các hoạt động tương trợ sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, nhất là tham gia vào các hoạt động tình nguyện mà nhà trường tổ chức…nhằm tăng tính thiện và tính hướng thiện trong con người các em.”- Th.s Cường nói.

Đồng quan điểm với việc xây dựng kỹ năng xử lý vấn đề cho sinh viên quan trọng hơn cả việc phòng chống nguy cơ bạo lực nảy sinh, Th.s Phạm Thái Sơn- Giám đốc Trung tâm Tuyển sinh & truyền thông Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TPHCM cho rằng: Một khi sinh viên được trang bị những kỹ năng ứng xử tốt song song với các hoạt động tuyên truyền tốt thì nguy cơ bạo lực học đường sẽ được kéo giảm xuống mức thấp nhất.

“Các hoạt động tập thể, có tính tương tác cao như văn nghệ, dã ngoại, tham gia hoạt động xã hội, hoạt động từ thiện… chính là chìa khóa giúp các bạn trẻ thân thiện, kết nối và gần gũi với nhau nhiều hơn. Tính hướng thiện và nhân ái qua từng các hoạt động trải nghiệm thực tế nhờ đó cũng được nuôi dưỡng, lớn dần qua ngày tháng…Và dĩ nhiên, khi các bạn sinh viên có đẩy đủ những kỹ năng ứng xử, giao tiếp và biết kiềm chế cảm xúc của mình thì bạo lực học đường sẽ không thể có đất mà tồn tại.”- Th.s Phạm Thái Sơn chia sẻ
Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/giao-duc/xay-dung-ky-nang-ung-xu-ngan-nay-sinh-bao-luc-hoc-duong-JfkkNQY7R.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/giao-duc/xay-dung-ky-nang-ung-xu-ngan-nay-sinh-bao-luc-hoc-duong-JfkkNQY7R.html
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Xây dựng kỹ năng ứng xử ngăn nảy sinh bạo lực học đường