Toàn cảnh hội thảo. |
Trường học hạnh phúc không phải là một mô hình, bởi nếu là mô hình thì không có độ mở, xây dựng theo mô hình sẽ khó khăn đối với những trường học ở mọi vùng miền khác nhau.
Trường học hạnh phúc có được khi ta thay đổi các vận hành nhà trường với mục tiêu giáo dục vì sự phát triển con người, vì con người. “Trường học hạnh phúc là bầu không khí nóng ấm trong mối quan hệ giữa con người và con người” - TS Nguyễn Văn Hòa bày tỏ.
Cũng theo TS Nguyễn Văn Hòa, Trường học hạnh phúc là nơi học sinh, giáo viên, cán bộ nhân viên đều cảm thấy an toàn, yêu thương, tôn trọng, được hiểu và được có giá trị.
Trường học hạnh phúc là cách vận hành nhà trường, nơi học sinh cảm nhận được hạnh phúc và trở thành động lực nội tại để học sinh hứng thú học tập, sáng tạo. Làm sao để mỗi trò đều tiến bộ và nên người.
TS Nguyễn Văn Hòa trao đổi tại hội thảo. |
Trao đổi 5 bước xây dựng trường học hạnh phúc, TS Nguyễn Văn Hòa chia sẻ:
Thứ nhất, nhận ra, xác định sứ mệnh, mục tiêu và phương châm giáo dục học sinh.
Thứ hai, nhận ra và lựa chọn con đường giáo dục mình theo đuổi - con đường xây dựng trường học hạnh phúc
Thứ ba, thấu hiểu bản thân, điều chỉnh và thay đổi bản thân các nhà quản lý/ lãnh đạo trường học và các giáo viên, cán bộ nhân viên nhà trường
Thứ tư, xác định và trang bị các nhóm năng lực, kỹ năng, bí kíp cần có ở giáo viên, cán bộ nhân viên để xây dựng Trường học hạnh phúc để hiện thực hóa mục tiêu, sứ mệnh giáo dục đã chọn.
Thứ năm, đánh giá, lượng giá và cập nhật quá trình, cách làm, đồng thời thúc đẩy, điều chỉnh kịp thời/khi cần thiết.
TS Nguyễn Văn Hòa trong một hoạt động "hạnh phúc" cùng các thầy, cô giáo và học sinh của Trường Nguyễn Bỉnh Khiêm (Hà Nội). |
“Khi mới thành lập trường, tôi luôn nghĩ, trường học chân chính là nơi đào tạo ra học trò giỏi. Thành công của giáo dục là đào tạo nên những học sinh xuất chúng, những nhân tài và tôi đã phải đối mặt với áp lực này. Tôi nhận ra, đó là suy nghĩ sai lầm” - TS Nguyễn Văn Hòa.