Thi vào lớp 10 ở Hà Nội còn căng thẳng hơn cả thi đại học.
Tối ngày 1/7, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã chính thức công bố điểm chuẩn lớp 10 công lập không chuyên. Sau khi biết điểm, tâm trạng của phụ huynh Hà Nội chia làm 2 ngả, một bên hào hứng, sung sướng vì con đỗ trường công; một bên nháo nhào tìm trường tư cho con. Những phụ huynh đã sớm nộp hồ sơ dự phòng cho con ở trường tư thì thở phào nhẹ nhõm hơn.
Được biết sáng nay (2/7), hàng trăm phụ huynh đã đến làm thủ tục nhập học cho con tại trường THPT May (phường Định Công, quận Hoàng Mai). Ngay từ sáng sớm, rất đông phụ huynh và học sinh đã có mặt để đăng ký tuyển sinh. Công tác tuyển sinh của nhà trường được đánh giá khá chu đáo, khoa học, thuận tiện cho phụ huynh, khi phân luồng, bổ trí chỗ ngồi ngay ngắn. Ngôi trường này cũng tăng cường làm việc cả thứ Bảy và Chủ nhật để tiếp nhận hồ sơ xác nhận nhập học của học sinh lớp 10.
Một số hình ảnh phụ huynh xếp hàng tuyển sinh tại trường May
Bên cạnh việc khen ngợi công tác tuyển sinh của trường THPT May thì không ít phụ huynh cũng phải cảm thán sự khốc liệt của kỳ thi vào lớp 10 tại Hà Nội. Đó là việc ngay khi "cuộc chiến" vào trường công kết thúc cũng là lúc một "cuộc chiến" khác nổ ra, đó là cuộc chiến "nhanh chân" nộp hồ sơ vào trường tư cho con. Đây cũng là lý do mà phụ huynh đánh giá thi lớp 10 ở Hà Nội còn khó khăn, căng thẳng hơn cả thi đại học.
Trong mùa tuyển sinh các năm trước, nhiều phụ huynh thậm chí còn phải bật khóc tức tưởi vì không còn suất nộp hồ sơ vào trường tư gần nhà cho con, dẫn đến việc con phải đi học xa nhà đến 20km.
Năm 2023, nhiều phụ huynh xuyên đêm tại Trường THCS - THPT Tạ Quang Bửu “canh” sẵn để lấy chỗ, chờ giờ nộp hồ sơ cho con
Được biết, năm 2024, số chỉ tiêu tuyển sinh vào các trường THPT công lập ở Hà Nội là khoảng 72.000, chiếm 55,7%, cùng chỉ tiêu của một số trường chuyên. Tương đương hơn 30.000 học sinh sẽ không có cơ hội vào học tại các trường công lập.
Trong trường hợp không đủ điểm vào lớp 10 công lập, học sinh tốt nghiệp THCS sẽ có những lựa chọn học tại các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên; các trường cao đẳng, trung cấp dạy hệ giáo dục thường xuyên cấp THPT kết hợp học nghề; các trường ngoài công lập.
Theo phân luồng của Sở GD-ĐT Hà Nội, tuyển vào các trường THPT công lập tự chủ và tư thục khoảng 30.000 học sinh, chiếm tỷ lệ 23,2%. Tuyển sinh vào trung tâm GDNN - GDTX khoảng 10.000 học viên, chiếm tỷ lệ 7,7%.
Tuyển sinh vào các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (trung tâm GDNN - GDTX liên kết với các trường trung cấp và cao đẳng dạy văn hó