Xu hướng thành phố thông minh

Cao Hải Yến | 01/03/2022, 12:56
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Nhiều tổ chức quốc tế, lãnh đạo doanh nghiệp và quan chức chính phủ đã bắt tay vào chuyển đổi kỹ thuật số để xây dựng các thành phố thông minh và mang đến cho công dân cuộc sống có chất lượng cao hơn.

Thành phố thông minh cần được phát triển lấy con người làm trung tâm.Thành phố thông minh cần được phát triển lấy con người làm trung tâm.

Trong các yếu tố thúc đẩy việc triển khai thành phố thông minh, những công nghệ mới nổi được coi là đóng vai trò thiết yếu.

Các xu hướng công nghệ

Nhiều chuyên gia coi Big Data là động lực chính cho cuộc cách mạng công nghiệp tiếp theo của chúng ta. Dự kiến đến 2025, tổng dung lượng lưu trữ dữ liệu toàn cầu sẽ đạt 200 zettabyte, 50% trong số đó sẽ được lưu trữ trên đám mây.

Chúng ta cũng đang chứng kiến những xu hướng hấp dẫn khác như công nghệ block chain (khối, chuỗi), điện toán thế hệ tiếp theo và các nền tảng sử dụng trí tuệ nhân tạo tăng lên đáng kể trong thời kỳ đại dịch và dự kiến sẽ còn tăng trưởng mạnh trong vài năm tới.

Một số quốc gia đã triển khai thành công 5G và đang trong quá trình triển khai mạng 6G. Bên cạnh đó là sự gia tăng theo cấp số nhân của các công nghệ thực tế ảo và thực tế tăng cường trong nhiều ngành khác nhau.

Những thách thức

Thành phố thông minh sẽ dựa trên những xu hướng công nghệ mới.

Chúng ta chắc chắn phải đối mặt với nhiều thách thức với vai trò là một xã hội khi triển khai các công nghệ mới và hiệu chỉnh lại hệ sinh thái kinh doanh toàn cầu. Đó không chỉ là việc vượt qua các rào cản pháp lý, quy định, mà còn phải thu hút các bên liên quan chính để quản lý chi phí, cũng như giảm sự phân chia tài chính và kỹ thuật số ở nhiều thị trường trên toàn thế giới.

Ngoài ra, với mối lo ngại về an ninh mạng, chúng ta cần tìm ra giải pháp bền vững quy mô toàn cầu. Hơn nữa, các chuyên gia nhấn mạnh những khoảng cách đáng kể về khả năng tương tác và tính di động vốn đòi hỏi sự phát triển của các tiêu chuẩn quốc tế, chứng chỉ… và các nỗ lực bảo đảm chất lượng.

Tuy nhiều lãnh đạo doanh nghiệp chủ yếu tập trung vào triển khai các công nghệ mới, nhưng họ thiếu sự hợp tác cần thiết để bảo đảm các tiêu chuẩn ngành được phát triển và tuân theo các hệ thống có thể giao tiếp với nhau, giúp nâng trải nghiệm người dùng lên mức cao nhất. Việc đo lường hiệu suất khi triển khai thành phố thông minh mới lạ này cũng ít được chú ý.

... và cơ hội

Nghiên cứu mới nhất chỉ ra rằng, quy mô thị trường thành phố thông minh toàn cầu đã sẵn sàng với tốc độ tăng trưởng hàng năm kép (CAGR) là 20,5% và ước tính đạt 2,5 nghìn tỷ USD vào 2025. Ngoài ra, công ty nghiên cứu thị trường Đức Statista ước tính, năm 2025, đầu tư toàn cầu trực tiếp vào chuyển đổi kỹ thuật số sẽ đạt 6,8 nghìn tỷ USD và năm 2022, 40% thành phố sẽ sử dụng các công cụ quy hoạch không gian kỹ thuật số.

Việc phát triển thành phố thông minh sẽ tạo ra nhiều cơ hội:

Trao đổi dữ liệu toàn cầu: Các chuyên gia của Diễn đàn Kinh tế Thế giới đề xuất việc quản trị dữ liệu toàn cầu và trao đổi dữ liệu phải là cốt lõi của hệ sinh thái thông minh.

Các mô hình kinh doanh mới: Để thực hiện cuộc cách mạng thành phố thông minh lớn này, cần thiết kế, phát triển và triển khai các mô hình kinh doanh phù hợp với kỷ nguyên kỹ thuật số, ví dụ như mô hình kinh doanh dựa trên sự đổi mới và quan hệ đối tác.

Giáo dục: Sự đổi mới và chuyển đổi kỹ thuật số liên quan đến phát triển thành phố thông minh đòi hỏi cần tư duy lại một cách sâu sắc về hệ thống giáo dục toàn cầu để đào tạo lực lượng lao động trong tương lai.

Điều này có thể đạt được thông qua các mô hình giáo dục mới, chương trình giáo dục mới và bằng cấp mới. Chúng ta đang chứng kiến quá trình số hóa, tự động hóa và ảo hóa lớn trên toàn cầu.

Tất cả đang tạo ra sự thay đổi mang tính kiến tạo trong đào tạo và phát triển lực lượng lao động. Nâng cao và đào tạo lại kỹ năng hiện đang là mối quan tâm chính của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp.

Đạo đức kỹ thuật số: Thiết kế các chương trình đạo đức kỹ thuật số chủ động rất quan trọng cho cuộc cách mạng công nghiệp tiếp theo. Những khuôn khổ đạo đức kỹ thuật số được tùy chỉnh cho các công nghệ mới nổi trong việc triển khai thành phố thông minh.

Nó sẽ bảo đảm tính đa dạng, hòa nhập và bền vững, cũng như giảm thiểu một số lo ngại về đạo đức mạng vốn có đối với hệ sinh thái sống của đô thị thông minh.

Các mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc: Chương trình Nghị sự của Liên Hợp Quốc về Phát triển bền vững đưa ra một số mục tiêu nhằm biến các thành phố trở nên hòa nhập, an toàn, có tính phục hồi và bền vững.

Đại dịch đã tăng tỷ lệ người dân sống trong các khu ổ chuột trên thế giới lên 1 tỷ người. Do đó, nỗ lực của chúng ta nhằm thiết kế và triển khai các thành phố thông minh hiện là một mệnh lệnh đạo đức.

UN-Habitat - Chương trình Môi trường sống của Liên Hợp Quốc về các thành phố thông minh lấy con người làm trung tâm, thúc đẩy sự phát triển của các đổi mới công nghệ, nhằm hỗ trợ phát triển đô thị bền vững.

Hướng đitrong tương lai

Mặc dù, công nghệ đóng vai trò quan trọng nhưng các bên liên quan cũng cần xem xét tác động của việc phát triển thành phố thông minh đối với xã hội.

Việc có sứ mệnh, thiết kế các chỉ số đo lường tác động đến môi trường, xã hội và cách chúng ta quản lý các thành phố thông minh để bảo đảm sự bền vững lâu dài cũng quan trọng như việc triển khai công nghệ hiện đại.

Để nâng cao chất lượng cuộc sống cho công dân các thành phố thông minh, chúng ta phải sử dụng tư duy thiết kế theo tôn chỉ lấy con người làm trung tâm với một tư duy phong phú.

Ngoài ra, cần khuyến khích thế hệ trẻ tin tưởng vào khả năng sáng tạo của họ và tin tưởng vào sức mạnh chuyển đổi tư duy có thể có trong việc định hình sự phát triển thành phố thông minh cho các thế hệ tương lai.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Xu hướng thành phố thông minh