Nghiên cứu cho thấy, những chất dinh dưỡng này hoạt động như chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa sự hình thành gốc tự do và tổn thương oxy hóa cho da, cả hai đều được coi là một số nguyên nhân hàng đầu gây ra lão hóa da.
Tăng cường sức khỏe xương khớp
Bạn sẽ có nguy cơ gãy xương cao nếu trong chế độ dinh dưỡng thiếu hụt vitamin K. Vitamin K có khả năng cải thiện quá trình hấp thụ canxi, đồng thời làm giảm hàm lượng canxi bị đào thải thông qua quá trình bài tiết.
Điều này có nghĩa là việc tiêu thụ đu đủ sẽ giúp cơ thể giữ lại được nhiều canxi hơn để củng cố và tái xây dựng cấu trúc xương. Do đó, tác dụng của quả đu đủ sẽ cung cấp lượng vitamin K dồi dào để duy trì sức khỏe xương khớp.
Ngăn ngừa các bệnh về mắt
Đu đủ có chứa một lượng lớn các chất dinh dưỡng như: lutein, zeaxanthin, vitamin C và vitamin E, giúp bảo vệ và ngăn ngừa các bệnh về mắt.
Zeaxanthin, một chất chống oxy hóa được tìm thấy trong đu đủ có tác dụng lọc ra các tia sáng xanh có hại, giúp bảo vệ mắt và có thể ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng.
Các chuyên gia cho biết, đu đủ đã được lên men có thể làm giảm lượng đường trong máu ở những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Thuốc trị tiểu đường cũng được sử dụng để giảm lượng đường trong máu.
Do đó, dùng đu đủ lên men chung với thuốc điều trị tiểu đường có thể khiến lượng đường trong máu của bạn giảm xuống thấp.
Ngoài ra, những người đang sử dụng thuốc để làm chậm quá trình đông máu cũng cần thận trọng khi ăn đu đủ, bởi đu đủ có thể làm tăng tác dụng của thuốc từ đó làm tăng khả năng bị bầm tím và chảy máu.
Một ngày chỉ nên ăn khoảng 500 - 700gr đu đủ, đu đủ chín nhiều lượng đường nên calo cũng nhiều hơn đu đủ xanh vì thế bạn hãy cân bằng chế độ dinh dưỡng khi kết hợp với đu đủ.
Đu đủ là thực phẩm bổ dưỡng, không có nhiều axit nên có thể ăn vào lúc đói mà không lo gây hại cho dạ dày, còn nếu ăn kiêng thì không nên ăn trong bữa chính, tốt nhất nên ăn đu đủ vào buổi trưa và lưu ý không ăn hạt đu đủ.