4. Bánh mì nguyên cám
Thành phần chống viêm trong bánh mì nguyên cám là axit ferulic. T
5. Cà rốt
Thành phần chống viêm trong cà rốt là β-caroten. Cà rốt có thể ăn sống hoặc nấu chín, ăn sống giúp giải phóng β-caroten tốt hơn.
6. Cải bó xôi
Thành phần chống viêm trong cải bó xôi là β-caroten. Để giảm axit oxalic ảnh hưởng đến sự hấp thụ canxi, nên đun sôi trong 1 phút trước khi chế biến.
7. Mận
Thành phần kháng viêm trong mận là catechin, bạn lưu ý chọn loại có vỏ màu đỏ tím, ăn cả vỏ.
8. Cà chua
Cà chua có thành phần chống viêm là lycopene. Cà chua chín có hàm lượng lycopene cao hơn, có thể ăn một ít tương cà chua nguyên chất 100% để tăng lượng lycopene.
9. Sữa đậu nành
Thành phần chống viêm trong sữa đậu nành là genistein, một loại isoflavone đậu nành. Bởi vì isoflavone đậu nành đều hòa tan trong nước, nên bạn có thể chế biến thành sữa đậu nành để có nồng độ dinh dưỡng cao nhất.
10. Dầu ô liu nguyên chất
Thành phần chống viêm chính là aldehyde. Bạn có thể dùng dầu oliu trong các món hấp, luộc, hầm, chiên, nhưng không nên sử dụng ở nhiệt độ cao do một số hoạt chất sẽ bị mất.