Nếu da đang bị mụn trứng cá, mụn bọc, mụn viêm hay mụn do dị ứng thì không nên tẩy tế bào chết vì lúc này, vi khuẩn dễ xâm nhập, kích thích lỗ chân lông giãn nở to ra và mụn mủ sẽ càng lây lan sang các vùng da khác.
Mỗi vùng da khác nhau nên có loại kem tẩy da chết phù hợp. Không nên dùng kem tẩy da chết toàn thân cho vùng da mặt hay ngược lại.
Cần căn cứ vào tính chất da của mỗi người để lựa chọn sản phẩm tẩy da chết phù hợp.
Ví dụ: Đối với loại da nhạy cảm thì ưu tiên các sản phẩm tẩy tế bào chết dạng enzyme với bảng thành phần dịu nhẹ, an toàn và lành tính giúp xử lý các tế bào chết. Các sản phẩm có chứa chiết xuất đu đủ hoặc dứa là lựa chọn phù hợp.
Phải làm sạch da trước khi tẩy da chết vì đây là bước tốt nhất giúp cho việc lấy đi lớp tế bào chết xỉn màu trên da được nhanh chóng và suôn sẻ hơn.
Sau khi tẩy tế bào chết, cần dưỡng ẩm cẩn thận cho da để cung cấp trở lại độ ẩm, làm dịu da.
Sử dụng kem chống nắng
Chống ngắn cho da nhạy cảm là vô cùng cần thiết.
Tốt nhất là tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời vào những giờ cao điểm ban ngày, thường là từ 10 giờ sáng đến 2 giờ chiều. Trong thời gian này, tia nắng mặt trời có thể khắc nghiệt hơn, ảnh hưởng tới da nhạy cảm.
Luôn sử dụng kem chống nắng trước khi ra ngoài trời từ 20-30 phút để bảo vệ làn da nhạy cảm. Và dặm lại kem chống nắng sau 2-3 giờ sử dụng.
Kem chống nắng sẽ giúp ngăn chặn tia uv có hại mà không gây kích ức quá mức cho da.
Theo đó, với da nhạy cảm, nếu ra nắng trong khung giờ từ 10 giờ sáng đến 2 giờ chiều thì cần sử dụng các sản phẩm kem chống ngắn có chỉ số SPF từ 30 trở lên và gắn nhãn “phổ rộng”, đồng thời phải thoa lại sau 2 giờ khi cần thiết để duy trì tác dụng bảo vệ.
Nên chọn loại kem không có mùi thơm và có thành phần tối thiểu để giảm nguy cơ gây kích ứng cho da nhạy cảm.
Nên mặc trang phục và phụ kiện nhẹ nhàng, thoáng khí, mát mẻ để vừa che chắn ánh nắng cho da vừa bảo vệ da an toàn.
Nếu gặp trường hợp kích ứng da, cần điều trị ngay lập tức để tránh làm cho tình trạng da nặng nề thêm, khó phục hồi.
(Còn tiếp)