Nếu hiểu được bí mật đằng sau sự giỏi giang của một đứa trẻ trong học tập, cha mẹ sẽ biết cách áp dụng điều đó lên con mình.
Những đứa trẻ đạt được kết quả cao trong học tập đương nhiên có một số điểm khác biệt. Thay vì nói “con hãy chăm chỉ học tập”, cha mẹ của những đứa trẻ này có cách dạy con không giống số đông. Nếu không biết điều này, hầu hết cha mẹ sẽ lầm tưởng rằng, tất cả những gì họ cần làm là khuyến khích con cố gắng hết sức.
Dưới đây là 3 điểm chung của những đứa trẻ luôn đạt thành tích cao, có 3 cái đều luôn đi cùng với nhau, thiếu 1 cái cũng sẽ ảnh hưởng tới kết quả học tập:
1. Động lực học tập
Nếu một đứa trẻ không có động lực trong học tập, dù chúng có học nhiều đi chăng nữa cũng sẽ tiến bộ rất chậm. Nói cách khác, một đứa trẻ giỏi giang muốn bứt phá, vươn mình lên cao, chúng luôn tự nhủ phải hoàn thiện bản thân tốt hơn.
Ngược lại, với những đứa trẻ không thích học, đơn giản là vì chúng không có hy vọng. Chúng cảm thấy “việc học không có ý nghĩa”, “không thấy mình tiến bộ nào ngay cả khi bản thân đã làm điều đó” hoặc “cho dù có học nhiều cũng vô nghĩa, lãng phí thời gian”. Khi điều này xảy ra, không có hy vọng nào ngoài sự tuyệt vọng.
Tuy nhiên, những đứa trẻ này không phải “vô phương cứu chữa”, sâu thẳm trong trái tim chúng vẫn có niềm hy vọng. Tất cả những gì cha mẹ cần làm là khơi dậy điều đó.
Để đạt được mục tiêu này, điều quan trọng là cha mẹ phải hiểu rằng “động lực là cảm giác nảy sinh khi bạn cảm thấy mình đang tiến bộ”.
Có nhiều cách để cảm nhận cảm giác tiến bộ, cha mẹ hãy thử cách sau:
Thay vì tập trung vào những môn không được cải thiện trong kết quả học tập của con mình, hãy tìm kiếm và tập trung vào "những môn đang cải thiện". Nếu học sinh vẫn đạt được mức điểm trung bình, hãy nhận xét tích cực hoặc khen ngợi những môn mà trẻ đã làm tốt hơn.
Nếu bạn không thể nhận thấy bất kỳ điều tích cực nào, đó chỉ có nghĩa là bạn chưa nhìn thấy được. Quan sát kỹ lưỡng về con mình sẽ giúp bạn cảm nhận được những môn đang tiến bộ, không thể nào không có.
Nói cách khác, nếu nội dung lớp 9 khó hơn lớp 8 nhưng vẫn đạt được mức điểm trung bình như nhau, đó chính là dấu hiệu của sự tiến bộ. Bằng cách nhận ra và ghi nhận những phần đang tiến bộ này, bạn sẽ giúp con mình có động lực học tập hơn. Việc chỉ ra những khiếm khuyết sẽ không thể tạo ra động lực được.
2. Cách học hiệu quả
Sau khi tạo được động lực học tập, điều cần thiết tiếp theo là tìm ra cách học mang lại kết quả.
Những học sinh có điểm số cao thường áp dụng cùng một cách học nhất định. Như thể có một "mẹo" để có thể đạt được điểm số cao trong thời gian ngắn nhất, giống như khi chơi game vậy. Tuy nhiên, những phương pháp học hiệu
Cách tốt nhất là hỏi ý kiến của giáo viên khoảng 2 tuần trước kỳ thi như "Em nên học tập như thế nào để chuẩn bị cho kỳ thi?". Điều này cũng áp dụng cho các môn học có yếu tố thực hành.
Học sinh không hỏi kiểu "Sẽ có những phần nào trong bài thi" hay "Nên học những phần nào", mà cần hỏi "Nên học tập như thế nào để chuẩn bị cho kỳ thi". Các giáo viên luôn sẵn lòng chỉ dẫn học sinh mình.
3. Chọn đúng tài liệu học tập
Các kỳ thi đều có phạm vi kiểm tra cụ thể. Trong hầu hết các trường hợp, các bài thi đều dựa trên tài liệu như sách giáo khoa, sách bài tập, và các tài liệu phát trong lớp mà nhà trường đang sử dụng.
Ngược lại, điều này có nghĩa là dù làm bao nhiêu bài tập từ các tài liệu bài tập mua ngoài thì cũng không thể nâng cao được điểm số. Những tài liệu như vậy chỉ nên dùng để ôn tập sau khi đã nắm vững các tài liệu do trường cung cấp.
Nếu chỉ tập trung vào các tài liệu không phù hợp với chương trình học ở trường, nó sẽ khó mang lại kết quả tốt trong các bài kiểm tra của nhà trường.
3 “mẹo” học tập này không phải lúc nào trẻ cũng chấp nhận những đề xuất hay lời khuyên của cha mẹ. Bởi vì thường cha mẹ mang tâm lý ép buộc, ra lệnh, đe dọa hay thuyết phục khi nói chuyện về học tập với con.
Nếu thành công nhờ lời khuyên của cha mẹ, một số trẻ có thể cảm thấy rằng thành tích đó là do cha mẹ chứ không phải do nỗ lực của bản thân nên mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái có thể gặp rắc rối. Vì vậy, các bậc cha mẹ không nên can thiệp vào việc học của con nếu chúng là học sinh cấp II trở lên.