Về đường sắt sẽ xây dựng tuyến đường sắt TP.HCM - Lộc Ninh; tuyến đường sắt kết nối các tỉnh khu vực Tây Nguyên (Đà Nẵng - Kon Tum - Gia Lai - Đắk Lắk - Đắk Nông - Bình Phước) đoạn Chơn Thành - Đắk Nông.
Về hàng không sẽ quy hoạch sân bay quân sự Technic chuyển thành sân bay chuyên dùng Hớn Quản, quy mô diện tích khoảng 350ha.
Ngoài ra, trong thời gian tới, Bình Phước sẽ xây dựng 3 cảng cạn tại cửa khẩu Hoa Lư huyện Lộc Ninh với quy mô khoảng 25ha, tại thị xã Chơn Thành với quy mô khoảng 46ha, tại huyện Đồng Phú với quy mô khoảng 40ha.
3 vùng kinh tế, 3 trục động lực
Phương án tổ chức không gian kinh tế - xã hội của Bình Phước trong giai đoạn tới sẽ phân theo 3 vùng kinh tế, 3 trục động lực gồm:
Vùng phía Nam: bao gồm thành phố Đồng Xoài, thị xã Chơn Thành và huyện Đồng Phú. Đây là trung tâm kinh tế, trung tâm công nghiệp - đô thị - dịch vụ và là tam giác phát triển của tỉnh.
Vùng phía Tây: bao gồm thị xã Bình Long, huyện Hớn Quản và huyện Lộc Ninh với trung tâm phát triển là thị xã Bình Long.
Vùng phía Đông Bắc: bao gồm thị xã Phước Long, huyện Bù Gia Mập, huyện Bù Đốp, huyện Phú Riềng, huyện Bù Đăng với trung tâm phát triển là thị xã Phước Long.
Một góc TP. Đồng Xoài
3 trục động lực gồm: Trục phía Đông (Chơn Thành - Bù Đăng): trọng tâm là Quốc lộ 14, cao tốc Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước) và đường phía Đông Nam Quốc lộ 14.
Trục phía Tây (Chơn Thành - Lộc Ninh): phát triển công nghiệp gắn với Quốc lộ 13 và cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành, kết nối lên Khu kinh tế cửa khẩu Hoa Lư.
Trục trung tâm (Đồng Phú - Phước Long): phát triển kinh tế gắn với ĐT 741, kết nối thị xã Phước Long, huyện Phú Riềng với Quốc lộ 14 và cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành.
Phong Vân
theo Thanhnienviet
Link bài gốcLấy link