3 kiểu người cha mẹ nên giữ con tránh xa nếu không muốn bị ảnh hưởng tiêu cực

Thanh Hương, | 07/08/2023, 06:20
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Những hành động "kém duyên" có thể gây ảnh hưởng đến tâm hồn trẻ.

Một bà mẹ chia sẻ, các con của cô có tính cách khá nhút nhát. Vì muốn các con vui vẻ, hòa đồng hơn nên người mẹ thường đưa con ra ngoài chơi, tiếp xúc thêm với nhiều người. Không ngờ, khi cho con xuống sân chơi tập thể, chị lại gặp phải một phụ huynh rất vô duyên.

Khi thấy những đứa trẻ đứng im, không chơi với các bạn khác, người này hỏi: "Sao mấy cháu này lại không chịu chơi thế?". Khi biết đám trẻ có tính cách rụt rè, người này tỉnh bơ phán: "Khéo não các cháu có vấn đề. Hay đưa đi khám thử xem!".

Những lời nói ác ý khiến bà mẹ rất tức giận. Chị không muốn ai đánh giá, "dán nhãn" con mình như thế.

Thực tế trong cuộc sống, các bậc cha mẹ không ít lần gặp phải những người như trên. Mặc dù họ không có ý xấu nhưng cách nói chuyện thật sự khó chấp nhận. Những lời nói của họ có thể phá hủy sự tự tin, ảnh hưởng sức khỏe tinh thần của trẻ. Theo các chuyên gia giáo dục, tốt nhất cha mẹ nên cho con tránh xa 3 kiểu người sau, dù thân thiết đến mấy cũng không nên tiếp xúc gần.

3 kiểu người cha mẹ nên giữ con tránh xa nếu không muốn bị ảnh hưởng tiêu cực - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

1. Kiểu người "chộp" lấy khuyết điểm và "dán nhãn" trẻ

Chắc hẳn cha mẹ đã từng gặp phải hiện tượng này, khi những người xung quanh nhìn thấy con bạn, họ liền nói: "Thằng bé này nhát thế, sau lớn ra đời thì như nào", hay "thằng bé này quá nghịch, rồi đi học có ngồi im nghe giảng được không"... Khi nghe những lời này, mặc dù cha mẹ có thể không phản ứng nhưng trẻ con sẽ dễ lo lắng.

Ai chẳng có khuyết điểm nhưng việc lấy khuyết điểm của một đứa trẻ ra để tranh luận thì không hay chút nào.

Một đứa trẻ hướng nội sẽ chỉ mím môi, trong khi một đứa trẻ hướng ngoại sẽ trợn mắt với người khác. Trẻ em không có giá trị đúng đắn và chúng rất nhạy cảm với ý kiến bên ngoài. Khi nghe quá nhiều người nhận xét điều gì đó về mình, trẻ sẽ cảm thấy mình có lẽ chính là như vậy.

2. Kiểu người trêu chọc ác ý, khiến trẻ cảm thấy sợ hãi

Nếu thích trẻ nhỏ, bạn có thể khen ngợi chúng. Tuy nhiên, một số người lại bày tỏ niềm yêu thích của mình bằng những lời trêu chọc rất ác ý. Họ nói với trẻ "Về nhà cô ở nhé, bố mẹ cháu không muốn nuôi cháu nữa đâu". Hay một số người lại rất thích dọa trẻ con: "Mẹ đẻ em bé là cháu ra rìa". Họ thấy thích thú, buồn cười khi trẻ sợ hãi và khóc ré lên mà không nghĩ những lời nói này có thể khiến trẻ tổn thương tinh thần, làm ra những hành động tiêu cực.

Thực tế, từng xảy ra những trường hợp trẻ nhỏ vì ganh ghét với em, tưởng em tranh giành hết tình yêu thương của cha mẹ nên có hành vi bạo hành em.

3. Kiểu người đặt biệt danh cho trẻ một cách bừa bãi

Một người từng chia sẻ, cô ấy có tên là Châu nhưng hồi nhỏ một bác hàng xóm lại đặt biệt danh cho cô là "Ngưu", cách gọi khác của "trâu", đồng âm với "châu". Mỗi lần gặp ngoài đường, bác hàng xóm này đều hớn hở gọi "A, cháu Ngưu đấy à!". Lúc đó, bố mẹ cô chỉ cười cười cho qua nhưng cô thực sự rất khó chịu.

Gọi trẻ bằng biệt danh một cách bừa bãi và bằng những từ khiến trẻ thấy xấu hổ, ngại ngùng là một hành động không đáng hoan nghênh ở người lớn. Khi cha mẹ gặp phải trường hợp này, hãy từ chối một cách lịch sử và giải thích rõ cho đối phương cách gọi đó gây ảnh hưởng không tốt đến cảm xúc của con mình như nào.

Nói chung, cha mẹ là người thầy đầu tiên và cũng là người bảo vệ sự trưởng thành của con. Khi gặp phải những kiểu người có những lời nói làm tổn thương trái tim con trẻ, thì hãy dứt khoát để họ tránh xa con.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
3 kiểu người cha mẹ nên giữ con tránh xa nếu không muốn bị ảnh hưởng tiêu cực