3 kiểu vi phạm bản quyền thương hiệu phổ biến

25/02/2023, 07:00
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Tại Mỹ, hành động vi phạm bản quyền thương hiệu được cho là bất hợp pháp vì vi phạm luật nhãn hiệu.

Brand piracy la gi anh 1

Brand piracy /brænd ˈpaɪ.rə.si/ (danh từ): Vi phạm bản quyền thương hiệu

Định nghĩa:

Theo Investopedia, vi phạm bản quyền thương hiệu xảy ra khi một sản phẩm có tên hoặc logo tương tự một thương hiệu, sản phẩm nổi tiếng khác. Điều này thường diễn ra ở các sản phẩm nổi tiếng, dễ sao chép và khiến người tiêu dùng nhận nhầm sản phẩm giả với sản phẩm của thương hiệu gốc. Tại Mỹ, hành động vi phạm bản quyền thương hiệu được cho là bất hợp pháp vì vi phạm luật nhãn hiệu.

Các tổ chức dành nhiều năm và nhiều tiền để xây dựng và bảo vệ thương hiệu. Những kẻ vi phạm bản quyền thương hiệu thường lợi dụng điều này để tạo ra những sản phẩm nhái, kém chất lượng. Hàng nhái khiến danh tiếng của thương hiệu gốc bị ảnh hưởng và doanh thu giảm sút.

Hiện nay, ba loại vi phạm bản quyền thương hiệu phổ biến là vi phạm bản quyền hoàn toàn, kỹ nghệ đảo ngược và giả mạo.

  • Vi phạm bản quyền hoàn toàn: Sản phẩm được sao chép y nguyên sản phẩm của thương hiệu gốc.
  • Kỹ nghệ đảo ngược: Cấu trúc và thành phần của sản phẩm được sao chép bản gốc và sau đó được sản xuất, bày bán trên thị trường với giá rất thấp. Trường hợp này chủ yếu xảy ra trong ngành công nghiệp điện tử.
  • Giả mạo: Đây là kiểu vi phạm bản quyền thương hiệu phổ biến nhất. Sản phẩm nhái bắt chước sản phẩm của thương hiệu gốc, được sản xuất từ các cơ sở bên ngoài. Chất lượng sản phẩm bị thay đổi dù logo, thương hiệu giống hệt bản gốc. Thông thường, những hàng nhái này được sản xuất mà không có sự cho phép của thương hiệu gốc.

Ứng dụng của brand piracy trong tiếng Anh:

- Brand piracy causes the market to be flooded with cheaper goods. The explosion of e-commerce during the Covid-19 pandemic has created a perfect market channel for counterfeit goods.

Dịch: Vi phạm bản quyền thương hiệu khiến thị trường tràn ngập hàng hóa rẻ. Sự bùng nổ của thương mại điện tử trong đại dịch Covid-19 đã tạo ra một kênh thị trường hoàn hảo cho hàng giả.

Mỗi ngày 1 từ tiếng Anh

Mỗi ngày 1 từ - series này giúp bạn học các từ tiếng Anh dễ dàng hơn kết hợp với các ví dụ thông dụng, được sử dụng hằng ngày trên các phương tiện truyền thông.

Ban khong can duy tri su tich cuc 24/7 hinh anh

Bạn không cần duy trì sự tích cực 24/7

0

Sự tích cực độc hại không giúp bạn giải quyết vấn đề, ngược lại khiến bạn cảm thấy tội lỗi, xấu hổ, buồn bã, lo lắng.

Screenager - nhung dua tre lon len trong thoi dai tivi, may tinh hinh anh

Screenager - những đứa trẻ lớn lên trong thời đại tivi, máy tính

0

Thuật ngữ screenager ra đời vào năm 1997 và trở thành tiêu đề cho một bộ phim tài liệu phát hành năm 2016.

JOMO - niem vui den tu viec bo lo hinh anh

JOMO - niềm vui đến từ việc bỏ lỡ

0

JOMO không phải cắt đứt kết nối giữa người với người, chỉ đơn giản là cách giúp mọi người tìm ra những niềm vui thực sự bên ngoài màn hình máy tính, điện thoại.

Killfie - nhung cai chet vi mao hiem selfie hinh anh

Killfie - những cái chết vì mạo hiểm selfie

0

Ấn Độ dẫn đầu thế giới về số trường hợp tử vong vì selfie, theo sau đó là Nga và Mỹ.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
3 kiểu vi phạm bản quyền thương hiệu phổ biến