Khỏe - Đẹp

3 lưu ý khi ăn mít để tránh gây hại cơ thể

PV 28/04/2025 23:17

Mít là loại trái cây có nguồn chất chống oxy hóa lành mạnh, dưới đây là 3 lưu ý khi ăn mít để tránh gây hại cho cơ thể.

Báo VnExpress dẫn lời thạc sĩ, bác sĩ Lê Thị Hải, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, cho biết mít là loại quả quen thuộc vào mùa hè, giàu kẽm, canxi, sắt; trừ lớp vỏ gai, phần còn lại của quả mít hầu như đều ăn được. Múi mít chín, ngọt; xơ mít để ăn hoặc muối chua. Quả mít non còn dùng để nấu canh, kho cá, trộn gỏi. Lá mít tươi giã nát đắp lên những mụn nhọt đang sưng đau hoặc dùng lá mít khô nấu thành cao, bôi lên những vết lở loét rất hiệu quả.

Mít bổ sung vitamin C, vitamin A làm tăng sức đề kháng của cơ thể, giúp duy trì đủ độ ẩm giúp da hồng hào và hạn chế nếp nhăn.

Báo VnExpess dẫn lời lương y Đỗ Minh Tuấn - Hội Đông y Hà Nội cho biết, mít là loại trái cây nguồn chất chống oxy hóa lành mạnh, giúp nâng cao sức khỏe và giảm nguy cơ mắc bệnh nhưng ăn mít sai cách lại gây hại.

Mít tốt cho sức khoẻ nhưng không nên lạm dụng
Mít tốt cho sức khoẻ nhưng không nên lạm dụng

Dưới đây là những lưu ý khi ăn mít kẻo gây hại cho sức khoẻ:

Thứ nhất, không ăn vào buổi tối. Ăn mít đúng thời điểm là vào buổi sáng hoặc đầu giờ chiều - khi tỳ vị còn vượng, dễ tiếp nhận và tiêu hóa. Tuyệt đối tránh ăn vào buổi tối, lúc âm thịnh dương suy, khí huyết giảm, nếu ăn mít lúc này rất dễ gây trệ khí, khó tiêu, mất ngủ.

Thứ hai, không ăn nhiều. Người trưởng thành chỉ nên ăn khoảng 3–5 múi/lần, không ăn liên tục trong nhiều ngày. Trẻ nhỏ, người tỳ vị yếu, người có cơ địa nhiệt nên hạn chế hơn - chỉ nên ăn 1-2 múi. Nếu lỡ ăn nhiều, cần phối hợp thêm thực phẩm thanh nhiệt để quân bình âm dương.

Thứ ba, kết hợp món giải nhiệt đi kèm. Sau ăn mít nên dùng kèm nước trà giải nhiệt như râu ngô, bông mã đề, nước đậu đen rang, rau má, canh bí xanh… Nguyên tắc này dựa trên quy luật “ôn thì kèm lương”, dương thì cần âm điều hòa” - dùng thực phẩm có tính mát nhẹ để trung hòa mức nhiệt của mít.

Y học cổ truyền khuyến cáo nên ăn uống cân bằng và biết tiết chế, thuận tự nhiên. Mỗi món ăn, loại quả nếu đặt đúng thời, đúng cơ địa sẽ là thuốc; ngược lại, dùng sai thuốc cũng thành hại.

Lưu ý, nếu bạn ăn mít xong bị nổi mẩn, khô miệng, bứt rứt, tiểu nóng, táo bón… là dấu hiệu cơ thể báo động nhiệt tích. Lúc này bạn tạm ngưng ăn mít, chuyển sang dùng các món thanh nhiệt để điều khí, dưỡng huyết.

Trái cây này không thích hợp với người bị bệnh tiểu đường, gan nhiễm mỡ, suy thận mạn tính.

Theo vtc.vn
https://vtc.vn/3-luu-y-khi-an-mit-de-tranh-gay-hai-co-the-ar940256.html
Copy Link
https://vtc.vn/3-luu-y-khi-an-mit-de-tranh-gay-hai-co-the-ar940256.html
Bài liên quan
Nên ăn mít vào thời điểm nào tốt nhất?
Mít là loại quả được nhiều yêu thích, vậy nhưng nên ăn mít vào lúc nào tốt nhất?

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
3 lưu ý khi ăn mít để tránh gây hại cơ thể