Ba món ăn phổ biến này tuy rất ngon và dễ ăn nhưng nhiều bệnh nhân gout không biết nó lại làm tăng axit uric nội sinh. Nếu người bệnh đang có cơn đau gout cấp tuyệt đối không nên ăn ba món này vì nó có thể làm cơn đau kéo dài và trầm trọng hơn.
Còn khi chỉ bị tăng axit uric máu mà không bị cơn đau cấp, người bệnh gout vẫn có thể ăn ba món này nhưng nên ăn với lượng ít và chỉ nên ăn 1-2 lần/tuần.
Người bệnh gout tuyệt đối không nên ăn món nấm khi đang có cơn đau cấp.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, để phòng và điều trị bệnh gout thì chế độ ăn uống có vai trò đặc biệt quan trọng. Có một số loại thực phẩm nhất định có thể làm tăng nồng độ axit uric gây tái phát cơn đau và làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh.Thực phẩm gây kích thích thường chứa nhiều purin, một chất được tìm thấy tự nhiên trong thực phẩm. Khi bạn tiêu hóa purin, cơ thể sẽ tạo ra axit uric như một chất thải.
Vì vậy, muốn kiểm soát bệnh gout, cần giảm lượng purin ăn vào. Nghiên cứu cho thấy, ở người bệnh có chế độ ăn uống nhiều purin tăng nguy cơ cơn gout tái phát gấp 5 lần, trong khi tránh hoặc giảm thực phẩm giàu purin giúp giảm nguy cơ tái phát bệnh.
Ngoài việc tránh hoặc hạn chế các thực phẩm có nguồn gốc động vật chứa nhiều purin như: thịt đỏ, thịt cừu, thịt lợn, nội tạng động vật, hải sản; hạt như đậu đỗ… thì cần chú ý tránh một số loại rau như: nấm, măng tây, măng tre, giá đỗ, dọc mùng…
Giá đỗ có thể làm tăng tốc độ tổng hợp axit uric.
Người bị bệnh gout nên ăn các thực phẩm có hàm lượng purin thấp như trái cây và rau tươi. Các loại rau giàu chất xơ và có tính kiềm như: rau chân vịt, súp lơ, cải xanh, củ cải, bí… có thể làm giảm sự hình thành và trung hòa axit uric, tốt cho người bệnh gout.
Nên ăn trái cây giàu vitamin C giúp làm giảm tình trạng viêm hiệu quả như: dâu tây, cam, bưởi... Nên uống nhiều nước giúp tăng lượng nước tiểu và làm tăng thải a xit uric.