2. Chế độ ăn thiếu cân bằng kéo dài
Thói quen hại gan thứ hai mà bác sĩ Salhab cảnh báo là có một chế độ ăn nhiều calo, đường tinh luyện và chất béo bão hòa trong thời gian dài. "Điều này có thể khiến bạn mắc bệnh gan nhiễm mỡ, cụ thể hơn là bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu", bác sĩ Salhab nói.
Thói quen hại gan thứ hai mà bác sĩ Salhab cảnh báo là có một chế độ ăn nhiều calo, đường tinh luyện và chất béo bão hòa trong thời gian dài. (Ảnh minh họa)
Gan nhiễm mỡ là tình trạng tích tụ mỡ hay chất béo trong tế bào gan và có thể gây viêm hoặc không gây viêm. Nếu được phát hiện và điều trị sớm, bệnh có thể chữa khỏi mà không ảnh hưởng nhiều đến chức năng gan hoặc hạn chế biến chứng. Gan nhiễm mỡ không được chữa trị sẽ gây nên viêm gan, xơ gan...
Bác sĩ Salhab dự đoán: "Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu sẽ trở thành bệnh gan phổ biến nhất trên toàn thế giới, là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến xơ gan và lý do phổ biến nhất dẫn đến ghép gan".
Để duy trì sức khỏe cho gan, một chế độ ăn uống hợp lý là điều cần thiết, vị chuyên gia nói.
Để phòng gan nhiễm mỡ không do rượu, bạn nên lựa chọn chế độ ăn có nhiều trái cây, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt và chất béo lành mạnh; hạn chế chất béo bão hòa và giảm lượng đường tiêu thụ. Ngoài ra, bạn cũng nên giữ trọng lượng hợp lý và giảm cân nếu cần. Cân nặng cần được duy trì bằng cách thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục (bạn nên tập thể dục ít nhất năm ngày một tuần).
3. Sử dụng thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc
Thói quen hại gan thứ ba là dùng các loại thực phẩm chức năng có hại, bác sĩ Salhab nói.
"Mỗi khi tôi đánh giá một bệnh nhân nào đó có kết quả xét nghiệm gan bất thường, tôi luôn hỏi họ có đang dùng một loại thực phẩm chức năng nào đó không. Một phần lý do là chúng không được các cơ quan chức năng quản lý".
Thói quen hại gan thứ ba là dùng các loại thực phẩm chức năng có hại. (Ảnh minh họa)
"Vì vậy, bạn cần phải tuyệt đối chắc chắn rằng các loại thực phẩm chức năng này không gây hại cho gan của bạn".
Bác sĩ Salhab gợi ý mọi người có thể lên trang web Liver Talks để kiểm tra về độ an toàn của các loại thực phẩm chức năng. "Tất cả những gì bạn phải làm là Google trang web này, tìm loại thực phẩm chức năng bạn đang dùng và nó sẽ cho bạn biết liệu sản phẩm đó có liên quan đến bất kỳ tổn thương gan nào hay không".
Cuối clip, bác sĩ Salhab kêu gọi: "Hãy bình luận bên dưới nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào và tôi sẽ cố gắng hết sức để trả lời chúng".