30 học sinh nghi mắc rối loạn phân ly sau khi ăn kẹo lạ, chứng bệnh này nguy hiểm thế nào?

PV (t/h), | 07/04/2024, 17:45
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Nhiều học sinh tại Lâm Đồng sau khi ăn kẹo ngoài cổng trường đã phải nhập viện, nghi vấn có triệu chứng bệnh hysteria (rối loạn phân ly) ở thể nhẹ.

30 học sinh nghi mắc rối loạn phân ly sau khi ăn kẹo lạ, chứng bệnh này nguy hiểm thế nào? - Ảnh 2.

Nhiều học sinh phải đến Trung tâm Y tế H.Di Linh kiểm tra sức khỏe sau khi ăn kẹo không rõ nguồn gốc (Ảnh: báo Thanh niên)

Một số các trạng thái khác thuyên giảm chậm hơn như liệt và tê nếu chúng kết hợp với những vấn đề không giải quyết được hoặc những mối quan hệ phức tạp giữa người và người.

Nói chung bệnh này không nặng nhưng gây cho bản thân người bệnh và cả những người xung quanh rất nhiều phiền toái. Nhiều mối quan hệ bị rối loạn. Người có nhân cách Hysteria làm việc thường kém hiệu quả do họ không thể tập trung vào công việc.

Tuy nhiên, nếu chứng bệnh này lặp lại và mạn tính có thể làm thay đổi không đặc hiệu về tâm thần và sinh lý: Suy nhược, giảm chăm chỉ, giảm tập trung, ưu tư lo lắng quá đáng, chiều hướng trầm cảm, rối loạn giấc ngủ và cách ăn uống, rối loạn nặng về bản năng sinh dục (sợ giới tính, lãnh đạm tình dục, chứng giao hợp đau, chứng co âm đạo, liệt dương, xuất tinh sớm...)

Cần làm gì khi bị r ối loạn phân ly

Rối loạn phân ly là một bệnh xuất hiện thường do sang chấn kết hợp với nhân cách yếu và một vài yếu tố thuận lợi khác…

Do vậy, để dự phòng bệnh này:

Cần tuyên truyền giáo dục phổ cập những hiểu biết cần thiết về các rối loạn phân ly. Để tránh bị nhân cách Hysteria cần rèn luyện tính cách ngay từ khi còn nhỏ, hướng dẫn trẻ biết thương yêu, chia sẻ, đương đầu với khó khăn.

Hoạt động ngoại khóa tạo môi trường tốt phòng chống rối loạn phân ly.

Gia đình, nhà trường và xã hội tăng cường giáo dục, quản lý con em mình, bồi dưỡng nhân cách, lối sống tốt đẹp, lành mạnh, tính đoàn kết, thân ái, tính tập thể, biết khắc phục khó khăn tránh các stress tâm lý trong sinh hoạt, học tập và công tác.

Tăng cường các hoạt động ngoại khóa như: Ca, múa, nhạc, đi dã ngoại, tập thể dục, chơi các môn thể thao và lao động tập thể… Trong môi trường làm việc học tập căng thẳng thì việc cải thiện môi trường, kết hợp giữa công việc và nghỉ ngơi hợp lý làm giảm sức ép làm việc và học tập, cũng như đảm bảo chế độ dinh dưỡng để nâng cao sức khỏe thể chất cho người bệnh là một việc làm cần thiết để phòng bệnh.

Nhân cách của nữ thường yếu và hay mắc bệnh hơn nam. Vì vậy, cần bố trí số lượng nam nữ hài hòa trong một tập thể để tránh hiện tượng "lây lan" bệnh. Khi bệnh xảy ra thì chính các bạn nam sẽ là chỗ dựa về tâm lý cho các bạn nữ.

Vào khoảng 14h ngày 4/4, một số học sinh của Trường THCS Tân Châu (xã Tân Châu, huyện Di Linh) mua kẹo tại một tiệm tạp hóa đối diện trường, đem đến lớp để chia nhau ăn.

Sau khi ăn, các em ăn kẹo đều có biểu hiện đau đầu, đau bụng, buồn nôn. Các em sau đó được đưa đến Trung tâm Y tế huyện Di Linh để kiểm tra, theo dõi sức khỏe và xuất viện vào ngày 5/4.

Hiện UBND huyện Di Linh đã đã lấy mẫu kẹo để kiểm tra và có văn bản báo cáo cơ quan chức năng cấp trên đề nghị xác minh.

Theo Phụ nữ mới
https://phunumoi.net.vn/30-hoc-sinh-nghi-mac-roi-loan-phan-ly-sau-khi-an-keo-la-chung-benh-nay-nguy-hiem-the-nao-d307509.html
Copy Link
https://phunumoi.net.vn/30-hoc-sinh-nghi-mac-roi-loan-phan-ly-sau-khi-an-keo-la-chung-benh-nay-nguy-hiem-the-nao-d307509.html
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
30 học sinh nghi mắc rối loạn phân ly sau khi ăn kẹo lạ, chứng bệnh này nguy hiểm thế nào?