5 'cơn đau đầu' của Tổng thống Biden khi xung đột Israel-Hamas leo thang

Thu Hằng | 10/10/2023, 22:45
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Bạo lực gia tăng ở Trung Đông đặt ra cho Tổng thống Mỹ Joe Biden 5 vấn đề lớn cần giải quyết, trước mối đe dọa về một cuộc xung đột rộng lớn hơn, nguy hiểm hơn đang rình rập ở miền nam Israel và Gaza.

Saudi Arabia và Hiệp ước Abraham

Bạo lực leo thang cũng có thể gây nguy hiểm cho tiến trình mà Tổng thống Biden đang cố gắng đạt được với Riyadh nhằm củng cố Hiệp ước Abraham (Hiệp định hòa bình Israel và UAE) được 3 năm tuổi.

Vào tháng 9/2020, Mỹ chủ trì các cuộc đàm phán dẫn đến việc đại diện của Israel, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất và Bahrain ký Hiệp ước Abraham tại thủ đô Washington DC. Maroc sau đó đã đồng ý, Sudan cũng ký tuyên bố nhưng không ký thỏa thuận song phương với Israel.

Hiệp ước Abraham đã khiến Abu Dhabi và Manama trở thành quốc gia Arab thứ ba và thứ tư công nhận Israel, và các hiệp ước này nhằm mục đích bình thường hóa quan hệ ngoại giao.

Nó nhấn mạnh "tầm quan trọng của việc duy trì và củng cố hòa bình ở Trung Đông và trên thế giới dựa trên sự hiểu biết và cùng tồn tại lẫn nhau".

Chính quyền Tổng thống Biden đang nỗ lực đưa Saudi Arabia gia nhập Hiệp ước Abraham, và đây sẽ là một chiến thắng chính sách đối ngoại quan trọng. Tuy nhiên, báo cáo từ một tờ báo thuộc sở hữu của Saudi trong những tuần trước khi xung đột leo thang, cho thấy Riyadh đã đóng băng các cuộc đàm phán bình thường hóa, dù điều này bị Mỹ và Israel phủ nhận. Hồi giữa tháng 9, tờ New York Times dẫn lời các quan chức Mỹ đưa tin rằng Washington đang thảo luận về một hiệp ước phòng thủ chung với Saudi Arabia.

Mara Rudman, cựu nhà ngoại giao về Trung Đông dưới thời chính quyền Obama, nói với phóng viên New York Times: “Điều này sẽ làm chậm lại đáng kể, nếu không muốn nói là giết chết Hiệp ước Abraham của Saudi Arabia”.

Bà Rudman nói: “Nó đánh vào trọng tâm các yếu tố then chốt trong sự tham gia của Saudi, một con đường phía trước cho người Palestine ở Bờ Tây và Gaza”. Đối với Israel, sẽ không có sự mong muốn nào về mặt chính trị trong việc giúp đỡ người Palestine, "mặc dù thực tế là làm như vậy là có thể tăng cường chứ không làm suy giảm an ninh của Israel."

Hôm 7/10, ông Biden cho biết ông đã yêu cầu nhóm của mình "liên lạc thường xuyên" với các nhà lãnh đạo khu vực, bao gồm cả Saudi Arabia.

Bộ Ngoại giao Saudi Arabia ngày 7/10 cũng cho hay họ đang "theo dõi chặt chẽ diễn biến của tình huống chưa từng có" và chính phủ nước này kêu gọi "chấm dứt ngay lập tức sự leo thang giữa hai bên".

5 cơn đau đầu của Tổng thống Biden khi xung đột Israel-Hamas leo thang - Ảnh 3.

Nhà cửa bị đánh sập trong chiến dịch tấn công trả đũa của Israel xuống Gaza. Ảnh: Guardian

Chia rẽ giữa các đảng viên Dân chủ

Bạo lực bùng nổ cũng có thể gây ra rạn nứt rộng rãi hơn giữa các đảng viên Dân chủ, ngay cả khi ông Biden tuyên bố rằng "sự hỗ trợ của chính quyền ông dành cho an ninh của Israel là vững chắc và không lay chuyển".

Trong những năm gần đây, đảng Dân chủ cánh tả ngày càng rút lui khỏi việc ủng hộ Israel. Hồi giữa tháng 7, Đại diện Washington tại Israel, bà Pramila Jayapal đã gọi Israel là "nhà nước phân biệt chủng tộc" trước chuyến thăm của Tổng thống Israel, Isaac Herzog, với bài phát biểu tại Quốc hội, mặc dù sau đó bà đã xin lỗi.

Trong một lá thư khiển trách bà Jayapal được ký bởi một số đại biểu Đảng Dân chủ, bao gồm cả lãnh đạo phe thiểu số Hạ viện, Hakeem Jeffries, những tiếng nói khác của Đảng Dân chủ cho biết "Mỹ và Israel có một mối quan hệ đặc biệt độc đáo gắn liền với các giá trị dân chủ và lợi ích chiến lược chung của chúng ta."

Nhận định sai lầm

Với tình trạng bạo lực và số người chết tiếp tục leo thang, chính quyền Tổng thống Biden có thể sẽ hối hận về những nhận xét được đưa ra chỉ một tuần trước. Khi đó, Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan nói trong Lễ hội Đại Tây Dương: “Khu vực Trung Đông ngày nay yên tĩnh hơn so với hai thập kỷ qua”, mặc dù sau đó ông nói thêm: “Tôi nhấn mạnh 'bây giờ' vì tất cả những điều đó có thể thay đổi."

Người phát ngôn Nhà Trắng Adrienne Watson cho biết hôm 7/10, ông Sullivan đã nói chuyện với Cố vấn An ninh Quốc gia Israel, Tzachi Hanegbi, và Mỹ vẫn “liên lạc chặt chẽ với các đối tác Israel của chúng tôi”.

Giá khí đốt tương lai

Các báo cáo cho thấy bạo lực bùng phát cũng có thể khiến giá dầu thô tăng đột biến. Thực tế, giá dầu thô đã tăng vọt khi thị trường Mỹ mở cửa vào 9/10.

Vandana Hari, Giám đốc điều hành công ty phân tích thị trường năng lượng Vanda Insights, cho biết Israel và Palestine đang "ở ngưỡng cửa của một khu vực sản xuất và xuất khẩu dầu quan trọng", mặc dù xung đột không ảnh hưởng trực tiếp đến các quốc gia sản xuất dầu hàng đầu.

Iman Nasseri, giám đốc điều hành khu vực Trung Đông của công ty tư vấn năng lượng Facts Global Energy, cho biết: “Tác động đến giá dầu sẽ bị hạn chế trừ khi chúng ta thấy cuộc xung đột giữa hai bên nhanh chóng mở rộng thành một cuộc chiến tranh khu vực nơi Mỹ và Iran cùng những người ủng hộ các bên khác trực tiếp tham gia”.

Theo Báo Tin tức
https://baotintuc.vn/phan-tichnhan-dinh/5-con-dau-dau-cua-tong-thong-biden-khi-xung-dot-israelhamas-leo-thang-20231010001928101.htm
Copy Link
https://baotintuc.vn/phan-tichnhan-dinh/5-con-dau-dau-cua-tong-thong-biden-khi-xung-dot-israelhamas-leo-thang-20231010001928101.htm
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
5 'cơn đau đầu' của Tổng thống Biden khi xung đột Israel-Hamas leo thang