5 loại thực phẩm tăng kali cho cơ thể

29/01/2023, 16:00
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

(GDTĐ) - Đối với những người thiếu kali, có thể bổ sung hằng ngày thông qua 5 loại thực phẩm tương đối giàu kali.

Gần đây, ông Triệu nhận thấy mình thường xuyên mệt mỏi về thể chất, ngay cả khi có đủ thời gian nghỉ ngơi. Đôi khi có các triệu chứng khó chịu ở tim không thể giải thích được. Một ngày nọ, trong bữa ăn, ông Triệu xuất hiện triệu chứng run tay nghiêm trọng, thậm chí không thể cầm đũa.

Gia đình đã khẩn cấp đưa ông đến bệnh viện kiểm tra, sau khi kiểm tra thì thấy tình trạng khó chịu của ông Triệu không phải do nhồi máu cơ tim mà do hạ kali máu. Nguyên nhân thiếu kali liên quan nhiều đến thuốc hạ huyết áp mà ông Triệu đã uống trong thời gian dài.

Về vấn đề này, gia đình cảm thấy khó hiểu vì sao uống thuốc hạ huyết áp lại có thể bị hạ kali máu?

1. Tại sao lại bị thiếu kali do dùng thuốc hạ huyết áp?

Chúng ta biết rằng, có 2 loại thuốc hạ huyết áp thường dùng trong thực hành lâm sàng, đó là thuốc hạ huyết áp lợi tiểu và thuốc điều trị hệ thần kinh tự chủ. Một trong những tác dụng phụ của thuốc hạ huyết áp lợi tiểu là cơ thể bị thiếu kali.

Thuốc lợi tiểu làm hạ huyết áp bằng cách ức chế tái hấp thu natri và nước, làm giảm thể tích máu, do đó giảm cung lượng tim và giảm huyết áp. Kali trong cơ thể chúng ta sẽ bị đào thải ra ngoài theo đường bài tiết nên người bệnh rất dễ bị thiếu kali. Đặc biệt, một số bệnh nhân cần dùng liều ≥ 2 lần mỗi ngày sẽ làm cơ thể thiếu kali nhiều hơn, đồng thời nguy cơ hạ kali máu ở những nhóm này cũng tăng cao.

Và đây là lý do khiến ông Triệu bị hạ kali máu dù ông chỉ bị cao huyết áp.

2. Thiếu kali nguy hiểm hơn thiếu canxi

Chúng ta biết rằng thiếu canxi có thể dẫn đến loãng xương, trong khi thiếu kali gây hại toàn thân.

Khi cơ thể bị thiếu kali, nhiều người bệnh sẽ có triệu chứng yếu tay chân, kéo theo đó là chức năng thân và cơ hô hấp bất thường, một số trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến liệt tay chân.

Ngoài ra, thiếu kali cũng sẽ làm giảm khả năng kích thích của cơ tim, khiến người bệnh bị rối loạn nhịp tim và block dẫn truyền, người bệnh nặng sẽ có nhịp nhanh thất, nhịp nhanh nhĩ kịch phát,… và cũng có thể gây ra rung thất.

Một số bệnh nhân bị thiếu kali mãn tính cũng sẽ gây ra các vấn đề về thận, người bệnh sẽ bị rối loạn chức năng cô đặc nước tiểu, sau đó sẽ gây ra các triệu chứng như đa niệu và tiểu ra máu.

Không chỉ vậy, thiếu kali còn có thể ảnh hưởng đến chức năng bình thường của đường tiêu hóa khiến người bệnh có các biểu hiện như chán ăn, buồn nôn, nôn mửa, nặng thì liệt ruột.

Ngoài ra, thiếu hụt kali cũng có thể gây ra rối loạn hệ thần kinh trung ương của người bệnh.

Tác hại của thiếu kali là toàn thân, ảnh hưởng đến các hệ thống và cơ quan khác nhau của cơ thể chúng ta, vì vậy, khi cơ thể bị thiếu kali, nên bổ sung kịp thời.

3. Cơ thể có 4 tín hiệu này chứng tỏ bạn đang thiếu kali

- Mệt mỏi

Việc dự trữ glycogen trong gan và cơ bắp sẽ bị ảnh hưởng bởi lượng kali. Nếu lượng kali trong cơ thể quá thấp, hiệu quả truyền dẫn các xung thần kinh và tín hiệu điện sẽ bị ảnh hưởng, đồng thời chức năng não cũng bất thường. Bạn sẽ dễ bị trầm cảm và đau đầu.

Thiếu kali nguy hiểm hơn thiếu canxi, 5 loại thực phẩm giúp bạn bù đắp kali - 1

- Nhịp tim bất thường

Nếu không tập thể dục gắng sức mà bạn nhận thấy nhịp tim của mình tăng nhanh bất thường, bạn nên cảnh giác. Đây có thể là tín hiệu của việc cơ thể thiếu kali, thiếu kali sẽ làm cho tim và phổi bị kích thích ở nhịp cao, điều này sẽ gây ra một số hoạt động bất thường. Nhịp tim nhanh là một trong những hiện tượng phổ biến.

- Chuột rút chân

Khi bắp chân chuột rút, suy nghĩ đầu tiên của hầu hết mọi người là thiếu canxi, trên thực tế không phải tất cả các cơn chuột rút đều do thiếu canxi. Kali cũng là một trong những chất dinh dưỡng quan trọng để duy trì chức năng bình thường của cơ bắp. Khi cơ thể không đủ kali, tình trạng chuột rút bắp chân thường xuyên xảy ra khi vận động hằng ngày.

- Huyết áp không ổn định

Thiếu kali không phải là nguyên nhân trực tiếp gây tăng huyết áp nhưng đối với bệnh nhân tăng huyết áp, thiếu kali sẽ gây ảnh hưởng rất xấu đến việc kiểm soát bệnh.

Thiếu kali nguy hiểm hơn thiếu canxi, 5 loại thực phẩm giúp bạn bù đắp kali - 2

4. 5 loại thực phẩm này rất giàu kali, bệnh nhân cao huyết áp nên ăn nhiều hơn

Đối với những người thiếu kali, có thể bổ sung hằng ngày thông qua 5 loại thực phẩm tương đối giàu kali dưới đây:

- Rong biển

Hàm lượng kali trong 100g rong biển có thể lên tới 1796mg, đối với những người bị thiếu kali, ăn rong biển có thể giúp bổ sung ở một mức độ nhất định. Ngoài ra, hàm lượng canxi, magie, photpho và kẽm trong rong biển cũng không hề thấp. Ăn rong biển vừa bổ sung kali còn có thể bổ sung các nguyên tố vi lượng khác.

- Chuối

Hàm lượng kali trong 100g chuối có thể lên tới 400mg, và hàm lượng kali trong một quả chuối bình thường mà chúng ta ăn khoảng 300mg. Ăn chuối đúng cách hằng ngày có tác dụng bổ sung rất tốt cho quá trình mất kali, ngoài ra chuối còn có thể giúp ngăn ngừa táo bón.

Thiếu kali nguy hiểm hơn thiếu canxi, 5 loại thực phẩm giúp bạn bù đắp kali - 3

- Đậu phụ

Hàm lượng kali trong 100g đậu phụ nói chung là khoảng 1074mg, và nó cũng rất giàu protein chất lượng cao, giúp cơ thể con người bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng và tăng cảm giác thèm ăn.

- Nấm sò

Hàm lượng kali trong 100g nấm sò có thể lên tới 1960mg, ngoài nguyên tố kali dồi dào thì hàm lượng protein và vitamin trong nấm sò cũng cao nên có thể giúp bổ sung dinh dưỡng tốt cho cơ thể.

- Nấm tuyết

Hàm lượng kali trong 100g nấm tuyết có thể lên tới 1588mg, nấu một bát canh nấm tuyết vào mùa hè nóng nực không chỉ giúp cơ thể bớt bốc hỏa mà còn bổ sung dinh dưỡng, tăng cường kali.

Đối với bệnh nhân cao huyết áp, ngay khi phát hiện cơ thể có những biểu hiện bất thường phải đến bệnh viện khám kịp thời, không được chậm trễ. Ngoài ra, một số bệnh nhân đang dùng thuốc lợi tiểu nên ăn nhiều thực phẩm chứa kali hàng ngày để tránh tình trạng cơ thể bị thiếu kali.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
5 loại thực phẩm tăng kali cho cơ thể