Nước chanh dễ làm, dễ uống lại nhiều tác dụng nên rất được yêu thích (Ảnh minh họa)
Các flavonoid và limonoid trong vỏ chanh có thể làm tăng các enzyme giải độc trong gan và giúp gan đào thải các chất độc hại, đặc biệt là các độc tố như hormone môi trường như chất làm dẻo. Tuy nhiên, flavonoid và limonoid chỉ có thể được giải phóng một cách hiệu quả bằng cách pha chanh cả vỏ trong nước nóng trên 80°C.
7. Hỗ trợ tiêu hóa
Axit citric trong chanh có thể kích thích tiết nước bọt và axit dạ dày, giúp tiêu hóa thức ăn và nhu động đường tiêu hóa, có tác dụng loại bỏ táo bón và lợi tiểu. Tuy nhiên, những người bị trào ngược dạ dày thực quản, viêm dạ dày, loét dạ dày… nên uống ít nước chanh, hoặc thêm một lượng mật ong thích hợp để trung hòa tính axit.
8. Hạ huyết áp
Nước chanh còn giúp hạ huyết áp, nhờ vào thành phần kali trong chanh và bổ sung lượng nước cho cơ thể, hiệu quả nhất là với nước chanh ấm nhẹ.
Chanh rất giàu kali, có thể cạnh tranh với các ion natri dư thừa trong cơ thể, và có tác dụng giảm phù nề, hạ huyết áp hiệu quả. Nước ấm thì giúp tuần hoàn máu tốt hơn.
Dù nhiều lợi ích là thế nhưng nếu muốn tận dụng chúng và không gây hại cho răng miệng cũng như dạ dày thì bạn cũng cần phải uống nước chanh sao cho đúng cách. Có 5 mẹo bạn cần nhớ như sau:
- Chú ý nhiệt độ nước: Chanh rất giàu vitamin C và axit có lợi nhưng những chất này cũng rất dễ biến đổi, mất đi ở nhiệt độ cao. Nếu nước lạnh quá sẽ khó ngấm mùi thơm và lãng phí chất tốt cho sức khỏe, còn nếu nước quá nóng sẽ hòa tan nhiều chất đắng hơn. Lưu ý là nên dùng nước ở nhiệt độ dưới 50 độ C để pha nước chanh.
- Cách pha: Nước chanh quá đặc sẽ làm tổn thương dạ dày, còn nước chanh quá loãng sẽ không có lợi cho sức khỏe. Với 1 trái chanh, nên dùng lượng nước trong khoảng trên 500 và dưới 1200ml. Vỏ chanh cũng chứa nhiều chất tốt cho sức khỏe nên nếu dùng nước ấm hãy bỏ cả vỏ vào ngâm nhưng không nuốt nó. Đặc biệt là cần kiểm soát lượng đường hoặc mật ong khi cho thêm để dễ uống nhé, đừng cho nhiều kẻo biến nước chanh thành thức uống không tốt. Với khoảng 500ml nước chanh, chỉ nên cho tối đa 2 muỗng cà phê mật ong hoặc 1,5 muỗng cà phê đường.
- Không dùng chai, cốc nhựa khi pha nước chanh: Axit citric có trong chanh tuy là axit yếu nhưng sẽ phối hợp với các chất phytochemical hòa tan trong chất béo có trên vỏ chanh để hòa tan chất dẻo, uống lâu dài không tốt cho cơ thể con người. Việc sử dụng cốc thủy tinh hoặc gốm là đúng, đặc biệt là nếu bạn muốn pha nước chanh ấm.
Không nên pha nước chanh trong cốc hoặc bình nhựa và ưu tiên dùng ống hút khi uống (Ảnh minh họa)
- Nên uống bằng ống hút: Axit citric ăn mòn men răng, uống lâu ngày có thể khiến răng ê buốt. Thay vào đó, nên uống bằng ống hút để giảm nguy cơ nước chanh chạm vào răng, bảo vệ răng miệng nhé.
- Không uống quá nhiều hoặc uống nước chanh đặc không đường khi đói: Nước chanh tốt cho sức khỏe nhưng bạn không nên uống quá nhiều bởi sẽ kích thích chứng ợ nóng, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Uống nước chanh khi đang đói dễ khiến cho đường tiêu hóa bị tổn thương, đặc biệt là gây đau quặn dạ dày.
Nước ép từ một quả chanh chứa khoảng 30mg vitamin C. Trong khi lượng khuyến nghị hàng ngày (RDA) về vitamin C cho nam giới là 90mg và nữ giới là 75mg và 40% trong số 75 mg RDA cho nữ giới - theo Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ. Tức là dùng 1 quả chanh giúp bạn nạp 33% lượng vitamin C cần thiết mỗi ngày cho nam và 40% đối với nữ.
Ngoài ra, nếu muốn uống nước chanh để giảm cân, tốt cho sức khỏe thì bạn nên dùng chanh tươi, không để lâu trong tủ lạnh quá 4 ngày. Bạn cũng nên tự pha nước chanh thay vì mua các loại nước chanh pha sẵn. Nước chanh để quá lâu ngoài không khí dễ đắng và giảm chất dinh dưỡng. Còn nước chanh đóng chai, đóng hộp bán sẵn thường được nhà sản xuất khử trùng ở nhiệt độ cao để bảo quản nên sẽ phá hủy phần lớn vitamin C.
Nguồn và ảnh: UDN, Top Beauty, Healthline