Năm nguyên nhân phổ biến nhất được chỉ ra: hút thuốc lá, bệnh tiểu đường, khối u tinh hoàn, ô nhiễm, giãn tĩnh mạch thừng tinh.
Tờ South China Morning Post dẫn lời giáo sư Koba, cho biết tất cả những điều này có thể gây ra sự phân mảnh DNA trong các tế bào tinh trùng, gây thất bại trong thụ tinh hoặc phát triển phôi thai.
Giãn tĩnh mạch thừng tinh có nguy cơ cao hơn, ở mức 13,62%. Các khối u có liên quan đến nguy cơ cao hơn 11,3%. Tuy nhiên đó là những căn bệnh ngoại ý và việc tìm ra và chữa nó thực tế hơn việc khắc phục những cái còn lại.
Đáng chú ý vẫn là ba nguyên nhân có thể phòng ngừa. Hút làm tăng sự phân mảnh DNA của tinh trùng trung bình 9,19%. Ô nhiễm không khí hoặc tiếp xúc với hóa chất độc hại dù là gián tiếp có liên quan đến nguy cơ phân mảnh DNA cao hơn 9,68%. Những vấn đề nói trên đều gây ra tress oxy hóa và viêm nhiễm, có thể làm hỏng tinh trùng.
Không có con số cụ thể được đưa ra cho bệnh tiểu đường, nhưng đây cũng là một vấn đề cần suy nghĩ khác. Bệnh tiểu đường type 2 là căn bệnh do lối sống - thiếu vận động và ăn uống không lành mạnh - với tuổi mắc bệnh ngày một trẻ hóa.
Ngoài các nguyên nhân nói trên, nhóm cũng chứng minh được tuổi tác cũng ảnh hưởng đến hệ thống sinh sản của nam giới như phụ nữ, bác bỏ niềm tin lâu đời rằng các quý ông dù cao tuổi nhưng vẫn có thể sinh hoạt tình dục thì vẫn có thể có con bất kỳ lúc nào.
Sự phân mảnh DNA là 4,32% ở tinh trùng của quý ông 30-40 tuổi; 5,45% ở các quý ông 40-50 tuổi; tăng đến 12,58% ở độ tuổi trên 50.
Vì vậy, suy nghĩ "kết hôn, có con muộn cũng không sao" có thể làm hại cả quý ông.
Theo các tác giả, các kết quả giải thích cụ thể lý do nam giới là nguyên nhân trong khoảng một nửa các cặp đôi bị vô sinh - hiếm muộn; cũng như chỉ ra cách mà họ có thể hạn chế những điều này - đôi khi chỉ là thay đổi một vài thói quen hay sớm chữa trị các bệnh mắc phải.