3. Chế độ dinh dưỡng
Không nên vì quá tiết kiệm mà cha mẹ hạn chế dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của trẻ. Ảnh minh họa
Nếu không được bổ sung dinh dưỡng trong quá trình phát triển thì trẻ sẽ tụt hậu rất nhiều về thể lực và trí tuệ. Không nên vì quá tiết kiệm mà cha mẹ hạn chế dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của trẻ.
4. Chi tiền trau dồi sở thích của trẻ
Nếu con tỏ ra rất thích khiêu vũ, thể thao, âm nhạc… cha mẹ đừng ngăn cản. Hãy hỗ trợ và động viên nhiều hơn, khám phá thêm những ưu điểm và khuyến khích con phát huy. Sự ghi nhận và động viên của cha mẹ có thể tạo cho trẻ hứng thú và động lực lớn hơn, hỗ trợ trẻ tối đa cả về tinh thần và vật chất.
Thích khiêu vũ, không nhất định muốn trở thành vũ công; thích hội họa, không nhất định phải thành họa sĩ; tiếp tục học đàn, không chỉ thành nghệ sĩ dương cầm. Quan trọng hơn, những sở thích lành mạnh có thể khiến trẻ yêu đời, tư duy rộng mở hơn. Trẻ học được nhiều kỹ năng mềm, trở nên tích cực, tràn đầy năng lượng.
5. Những chuyến du lịch
Hãy đưa con ra ngoài để ngắm nhìn thế giới càng nhiều càng tốt. Ảnh minh họa
Nhà văn Mỹ Hemingway từng nói: "Những nơi bạn đã đến khi còn trẻ sẽ theo bạn mãi mãi". Nếu trẻ nhìn thấy nhiều hơn, sự hiểu biết của con sẽ tăng lên. Hãy đưa con ra ngoài để ngắm nhìn thế giới càng nhiều càng tốt. Nếu không có điều kiện bạn cũng nên kể cho con nghe về thế giới bên ngoài và tìm hiểu thêm các nền văn hóa, phong tục khác nhau.
Nhiều cha mẹ cũng vì muốn tiết kiệm mà cắt hẳn tiền tiêu vặt của con. Nhưng cần cho trẻ cơ hội tiêu tiền và giáo dục trẻ cách tiết kiệm thông qua hoạt động thực tế đó.