- Bước 3: Cởi bỏ bớt quần áo không cần thiết.
- Bước 4: Thường xuyên kiểm tra nhiệt độ cơ thể.
- Bước 5: Làm mát cơ thể bằng bất cứ cách nào như xịt mát cơ thể bằng nước, dùng quạt phun sương; đặt túi nước đá hoặc khăn mát lên vùng cổ, nách và bẹn; cho người say nắng uống nước mát để bù nước (nếu có thể).
- Bước 6: Đánh giá mức độ tỉnh táo người say nắng (lay gọi, tiếp xúc…).
Bác sĩ Vũ lưu ý, nếu nạn nhân tỉnh táo thì cho nạn nhân uống bổ sung nước, chất điện giải. Nếu nạn nhân chưa tỉnh táo tiếp tục làm mát cơ thể trong khi chờ xe cấp cứu. Trong trường hợp nạn nhân bất tỉnh, không có dấu hiệu tuần hoàn (thở, ho hoặc cử động) thì cần nhanh chóng thực hiện hô hấp nhân tạo.
Cách phòng ngừa say nắng, say nóng
Theo chuyên gia, để phòng ngừa say nắng, say nóng trong mùa hè, khi chỉ số nhiệt lên cao, tốt nhất bạn nên ở trong môi trường có không khí mát mẻ. Trường hợp phải ra ngoài khi trời nắng, bạn có thể ngăn ngừa hiện tượng say nắng cần bổ sung các loại nước trái cây giúp giảm nhiệt độ cơ thể trong những ngày nắng nóng.
Bạn cần mặc quần áo thoáng mát, thoải mái, sáng màu và đội mũ rộng vành, sử dụng kem chống nắng có chỉ số chống nắng (SPF) từ 30 trở lên.
Để ngăn ngừa tình trạng mất nước, mọi người nên uống ít nhất 1,5 lít nước lọc, nước trái cây hoặc nước ép rau củ mỗi ngày, cũng có thể dùng nước uống thể thao giàu chất điện giải trong những ngày nhiệt độ lên cao và độ ẩm xuống thấp.
Đồng thời, bạn cần tránh các chất lỏng có chứa caffeine hoặc rượu, vì các chất này có thể khiến tình trạng mất nước hơn trầm trọng hơn, cũng không nên uống viên muối khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Cách đơn giản và an toàn nhất để thay thế muối và các chất điện giải trong các đợt nắng nóng là uống đồ uống thể thao hoặc nước trái cây.