6 hành vi này của cha mẹ vô tình khiến trẻ tổn thương tâm lý sâu sắc

04/08/2023, 01:00
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Con cái không nghe lời chắc chắn mang lại cảm xúc lo lắng, tức giận cho cha mẹ, những lúc này, cha mẹ cần hành xử hợp tình hợp lý để trẻ không bị tổn thương tâm lý về sau.

1. Cha mẹ cãi nhau

Khi cha mẹ xảy ra mâu thuẫn, tốt nhất không nên cãi vã trước mặt con cái hay để xảy ra bạo lực gia đình, nếu không sẽ mang đến cho con bóng đen tâm lý, đây là điều đầu tiên khiến trẻ sợ hãi. Quan điểm của cha mẹ về hôn nhân và cách sống cũng dễ ảnh hưởng đến cuộc sống hôn nhân sau này của con cái.

Khi thấy cha mẹ cãi nhau, con cái sẽ thiếu cảm giác an toàn, thậm chí có nhiều gia đình còn muốn con cái tham gia vào cuộc cãi vã, khiến trẻ rơi vào tình thế khó xử, luôn mang theo bên mình những suy nghĩ cực đoan.

2. Chỉ trích con cái trước đám đông

6 hành vi này của cha mẹ vô tình khiến trẻ tổn thương tâm lý sâu sắc - 1

Khi con mắc lỗi ở nơi công cộng, dù là vô tình hay cố ý thì cha mẹ nên nhẹ nhàng bảo ban con, không nên vì cảm thấy xấu hổ mà la mắng con ở nơi công cộng, để trẻ khóc lóc, tủi thân và sợ hãi.

Cha mẹ quá nghiêm khắc với con, dù con chỉ phạm một lỗi nhỏ sẽ khiến trẻ luôn trong trạng thái sợ sệt. Cha mẹ nên động viên, an ủi con làm tốt hơn mới khiến trẻ bình tĩnh và có những suy nghĩ đúng đắn.

3. Thường xuyên la mắng con cái

Cha mẹ thường quát mắng con cái, ẩn sâu bên trong là biểu hiện của sự kém cỏi, không có khả năng giáo dục hay kiểm soát hành vi của con, chỉ biết dựa vào la mắng để ép con phải nghe lời.

Thay vì la mắng, tốt nhất cha mẹ nên hành động trực tiếp, nói ít và làm nhiều. Nên dạy cho trẻ biết hành động nào là đúng, hành động như thế nào là sao. Việc tức giận hay la mắng chỉ khiến trẻ thêm sợ hãi.

4. Không chào đón bạn bè của con

6 hành vi này của cha mẹ vô tình khiến trẻ tổn thương tâm lý sâu sắc - 2

Một số phụ huynh cảm thấy phiền phức khi con dẫn bạn về nhà hoặc lấy đó làm lý do la mắng con khi con bị điểm kém. Từ đó, không cho con giao lưu với bạn cùng lớp, không muốn con chơi với bạn bè, điều đó sẽ khiến trẻ cảm thấy vô cùng xấu hổ.

Cha mẹ nên định hướng đúng đắn cho con cái kết bạn, không nên dựa vào thành tích học tập của các bạn trong lớp mà đưa ra tiêu chuẩn kết bạn cho con. Mỗi đứa trẻ đều có thế mạnh riêng, mời bạn của con đến nhà sẽ khiến mối quan hệ xung quanh của con đa dạng hơn, nâng cao kĩ năng xã hội và giúp con tiến bộ hơn trong cuộc sống.

5. Không lắng nghe con

Thực tế, trẻ em rất quan tâm đến việc liệu cha mẹ có thực sự đang lắng nghe mình hay không. Nếu cha mẹ hỏi ngược lại trẻ: “Con vừa nói gì?” với vẻ thất vọng, thuận theo tâm lý trẻ sẽ nghĩ rằng che mẹ không coi trọng mình.

Khi trò chuyện với con, cha mẹ nên chú ý lắng nghe vừa để thấu hiểu, vừa để cho con những lời khuyên bổ ích, giúp con tiến bộ hơn.

6. So sánh con với những đứa trẻ khác

Thường xuyên so sánh con với những người bạn đồng trang lứa sẽ khiến con cảm thấy buồn chán. Muốn nâng cao sự tự tin của con, phải tập trung vào điểm mạnh mà con đang có, phát huy tối đa diểm mạnh này để con trở nên nổi bật. Cha mẹ nhất định không được so sánh con mình với đứa trẻ khác mà hãy để bản thân con là tấm gương của chính mình.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
6 hành vi này của cha mẹ vô tình khiến trẻ tổn thương tâm lý sâu sắc