Những đứa trẻ lớn lên bất hiếu thường liên quan nhiều đến cách giáo dục của cha mẹ từ khi còn nhỏ.
Những đứa trẻ sinh ra trong 6 kiểu gia đình này khi lớn lên khó trở thành đứa con hiểu thảo:
1. Thường xuyên đánh đập, la mắng con
Khi bị cha mẹ đánh, trẻ sẽ cảm thấy phẫn uất, căm ghét, sau này dễ biến bạo lực thành bạo lực, chủ động đánh người khác.
Đặc biệt trẻ 5-6 tuổi là giai đoạn quan trọng cho sự phát triển tâm lý cá nhân. Những cha mẹ hay bạo lực vũ lực và lời nói rất dễ ảnh hưởng lên đứa trẻ.
Càng bị la mắng, trẻ càng nổi loạn. Trong lòng sinh ra sự oán hận cha mẹ sâu sắc, tự nhiên sẽ không muốn chủ động hiếu thảo với cha mẹ. Ảnh minh họa
2. Quá chiều chuộng con cái
Cô Lưu (Trung Quốc) chỉ có một đứa con trai duy nhất, sinh ra khi đã ngoài 30. Từ nhỏ, đứa trẻ đã được cô coi như viên ngọc quý trong lòng bàn tay. Hai vợ chồng là nhân viên bình thường nhưng sẵn sàng chi tiền mua đồ ăn vặt, quần áo hàng hiệu và máy chơi game xịn sò nhất cho con.
Tuy nhiên, con của cô Lưu không học hành chăm chỉ, lớn lên lại bỏ học sớm để giao du với một số bạn bè xấu. Đi chơi chán lại về xin tiền bố mẹ. Mới đầu, người mẹ còn chiều ý nhưng về sau không có khả năng nên từ chối. Nào ngờ đứa con trai liên tục đánh mắng mẹ.
Vất vả sinh ra rồi nuôi dạy lại có đứa con trai bất hiếu như vậy, còn gì bất hạnh bằng. Trong xã hội ngày nay, việc cha mẹ chiều chuộng con cái không còn là chuyện xa lạ, chỉ cần con trẻ sung sướng, bậc cha mẹ có thể làm bất cứ điều gì.
Thế nhưng, những đứa trẻ hồi nhỏ càng được chiều chuộng bao nhiêu, lớn lên chúng đối xử với cha mẹ càng ích kỷ bấy nhiêu.
Những đứa trẻ được cha mẹ chiều chuộng vô kỷ luật trong thời gian dài dễ hình thành tính tự cao tự đại. Chúng thường không nể nang, biết ơn người khác và sẽ cảm thấy sự quan tâm của gia đình đối với mình là điều hiển nhiên.
Đứa trẻ như vậy lớn lên không những không hiếu thuận mà còn có thể về già trở thành "những đứa trẻ khổng lồ", thích dựa dẫm, thậm chí có trường hợp động tay động chân với cha mẹ mình.
Nuông chiều sẽ khiến con không biết thế nào là công ơn sinh thành, chỉ biết ích kỉ, đòi hỏi. Ảnh minh họa
3. Gia đình có cha mẹ cũng không hiếu thảo với cha mẹ chồng/cha mẹ vợ
Con cái là bản sao của cha mẹ, nếu bố mẹ không cung kính, hiếu thảo với người lớn tuổi trong gia đình thì trẻ sẽ ghi nhớ trong lòng. Lớn lên rất có thể trẻ sẽ noi gương xấu của cha mẹ. Phụ huynh bất hiếu đương nhiên sẽ nuôi dạy một đứa con bất hiếu.
Cho nên đạo hiếu là truyền thống gia đình, khi than phiền con cái đối xử tệ với mình, chúng ta cũng nên nghĩ đến sự giáo dục và ảnh hưởng mà mình đã dành cho con cái.
4. So sánh với "con nhà người ta"
Người xưa có câu "Thành công của một đứa trẻ nằm trong trái tim người mẹ, sự thất bại của một đứa trẻ nằm nơi cửa miệng người mẹ".
Một người mẹ luôn dõi theo từng bước chân của con, dạy cho con thấy rằng thất bại cũng là một loại thành công và khích lệ con cố gắng hơn, thì người mẹ đó sẽ tạo ra đứa con tài giỏi. Bước tiến sau này của con sẽ dài hơn, cao hơn, bởi vì đã có nền móng vững chắc từ những lời động viên của mẹ.
Ngược lại người mẹ cáu kỉnh, chì chiết lúc con thất bại và so sánh "con nhà người ta", chẳng khác gì đang xua con quay trở lại vỏ ốc, trở nên tự ti.
Thậm chí có trường hợp đứa trẻ ghi thù, xa cách, từ đó không mở lòng nữa, lớn lên nó không kính trọng đấng sinh thành.
5. Thiên vị
Những gia đình có hai hoặc ba người con, cha mẹ sẽ không tránh khỏi sự thiên vị. Theo kết quả nghiên cứu, 70% cha mẹ dành tình cảm không đều cho con cái, tuy nhiên, tỷ lệ thực tế có thể cao hơn con số này.
Tuy nói "lòng bàn tay, mu bàn tay đều là thịt", nhưng để đạt được sự công bằng tuyệt đối là điều không hề dễ dàng. Sự thiên vị của cha mẹ dễ khiến những đứa trẻ không được quan tâm trở nên sống nội tâm, ngày càng cô đơn, xa cách với cha mẹ. Trong khi đó, những đứa trẻ được ưu ái có thể trở nên kiêu ngạo, độc đoán, thái độ đối với cha mẹ cũng trở nên tệ bạc.
Không chỉ vậy, việc bố mẹ có cách đối xử thiên vị dễ gây ra mâu thuẫn tình cảm giữa những đứa trẻ với nhau. Quan hệ cha mẹ - con cái cũng vì thế mà bị ảnh hưởng. Khi chúng trưởng thành, sống độc lập, có thể sẽ không còn tình cảm với bậc sinh thành và muốn báo đáp, phụng dưỡng.
Việc bố mẹ có cách đối xử thiên vị dễ gây ra mâu thuẫn tình cảm giữa những đứa trẻ với nhau. Quan hệ cha mẹ - con cái cũng vì thế mà bị ảnh hưởng. Ảnh minh họa
6. Cha mẹ ít bên con, thiếu giao tiếp
Có một người phụ nữ khi còn trẻ sinh được một cô con gái, đem con về nhà bà ngoại ở quê nuôi dưỡng, sau đó trở lại thành phố và sinh thêm một cậu con trai. Nhưng không may, đứa con thứ hai sau này chết sớm, hai vợ chồng sống rất cô đơn những năm cuối đời.
Vốn dĩ cả hai hy vọng rằng cô con gái sống ở nông thôn có thể lên thành phố chăm sóc cha mẹ tuổi già, nào ngờ cô gái trả lời, mình không quan tâm đến việc sống ở thành phố. "Khi con còn nhỏ, nếu bố mẹ không đưa con về thành phố, bây giờ con cũng không có thời gian để chăm sóc bố mẹ", cô nói.
Nuôi con để nương tựa tuổi già là quan niệm của nhiều người. Nhưng tâm nguyện có thực hiện được hay không lại phụ thuộc vào cách cha mẹ nuôi dạy con cái ngay từ đầu. Không phải cứ nuôi dạy thì con cái sẽ hiếu thảo, mà là giữa cha mẹ và con cái phải có sự kết nối và tình nghĩa sâu nặng. Lúc đầu không đi cùng con, không thiết lập quan hệ với chúng, khi già đi, con cái tự nhiên sẽ không muốn lại gần cha mẹ.