Bạn phải biết rằng, việc nuôi dạy trẻ cần phải đúng lúc, đúng thời điểm. Khi trẻ đang trong quá trình phát triển thể chất, hãy cho trẻ không gian để chúng hoạt động, có như vậy khi học hành mới hăng hái được.
4. Yêu thích đọc sách
Đọc sách là một thói quen rất tốt, có thể nâng cao kiến thức, mở mang tư duy, thanh lọc tâm hồn và tu dưỡng đạo đức.
Việc hình thành thói quen đọc sách cho trẻ là một quá trình lâu dài, cha mẹ phải tạo cho trẻ không khí đọc sách, đưa trẻ đến hiệu sách, thư viện thường xuyên.
Cha mẹ cũng nên cải thiện kỹ năng đọc của chính mình và làm gương cho con cái noi theo.
5. Hiểu lịch sử
Tại sao không đưa con cái đến thăm bảo tàng và cảm nhận bầu không khí lịch sử độc đáo ở đó? Những cuộc triển lãm sẽ giúp trẻ cảm nhận được lịch sử và sự thay đổi không ngừng của thế giới.
Nếu trẻ quan tâm tới những bí ẩn của lịch sử khi còn nhỏ, điều đó không chỉ giúp ích cho việc học tập mà còn làm phong phú thêm kinh nghiệm sống của chúng.
6. Cực khổ
Nhà tâm lý học nổi tiếng Abraham Maslow từng nói: “Sự thất vọng không nhất thiết là điều xấu đối với một đứa trẻ, mấu chốt nằm ở thái độ của trẻ đối với sự thất vọng”.
Bạn phải biết rằng, không cha mẹ nào có thể theo con cả đời chứ đừng nói đến việc chăm sóc chúng cả đời. Nếu hôm nay bạn không để con mình chịu khổ, chúng sẽ không có kinh nghiệm sống, điều đó sẽ khiến chúng chịu nhiều gian khổ hơn trong tương lai.
Việc trải nghiệm cảm giác cực khổ sẽ nâng cao ý chí vượt qua sự thất vọng, khó khăn, dù sau này có gặp chuyện gì cũng không dễ nản lòng. Nếu một đứa trẻ có ý thức này, tương lai của chúng sẽ làm nên đại sự.
Tóm lại, cha mẹ cần phải nhớ rằng, của cải nhiều không bằng tự lực cánh sinh, sống trên đời nhất định phải tử tế.